Giao tiếp chốn văn phòng: Nói thẳng nói thật hay nói một hiểu mười?

Giao tiếp low-context (trực tiếp) và high-context (gián tiếp)

Văn hoá có thể chia ra làm hai loại: low-context (văn hoá ‘nghèo ngữ cảnh') và high-context (văn hoá ‘giàu ngữ cảnh') theo sự đề xuất của nhà nhân học Edward T. Hall vào năm 1976. Trong cuốn sách Beyond Cultures, ông cũng nói rằng, tương lai phụ thuộc vào khả năng vượt qua giới hạn về văn hoá cá nhân. Bởi ông tin rằng, nếu chúng ta có thể phân biệt và chấp nhận được những nét đặc trưng, tiềm ẩn trong văn hoá của mỗi người, thế giới này sẽ phát triển và trở nên tốt đẹp hơn.

alt

Với những người đến từ văn hoá low-context, giao tiếp hiệu quả có nghĩa là thông tin được truyền tải rõ ràng, trực tiếp, chính xác nhất có thể. Đồng thời, họ nhấn mạnh vào nghĩa đen của thông điệp.

Một ví dụ điển hình cho kiểu giao tiếp này là văn hoá của nước Mỹ, nơi có nhiều người nhập cư với nguồn gốc và ngôn ngữ khác nhau. Chính vì thế, họ hầu như không có điểm chung. Nếu muốn truyền tải thông điệp hiệu quả, họ hiểu rằng mọi thứ cần ngắn gọn và rõ ràng nhất có thể. Chính vì thế, lâu dần họ hình thành kiểu nói chuyện low-context.

Ngược lại, những người đến từ văn hóa high-context đề cao việc "nói một hiểu mười," và thường giao tiếp với nhiều lớp nghĩa. Đôi khi, quá thẳng thắn được coi là không cần thiết, thậm chí là bất lịch sự. Để giao tiếp hiệu quả, bạn nên có khả năng đoán biết được ý người đối diện mà không cần phải giải thích quá rõ ràng.

Trong cuốn sách The Culture Map, tác giả Erin Meyer chỉ ra rằng, những người giao tiếp theo kiểu high-context thường chia sẻ một lịch sử, bối cảnh chung lâu dài. Thông thường họ sống trong những xã hội trọng quan hệ, nơi mạng lưới kết nối được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

alt

Nhật Bản là đất nước điển hình cho văn hóa high-context. Đất nước này nằm trên một hòn đảo. Phần lớn lịch sử, họ tách biệt với phần còn lại của thế giới, chính vì vậy, họ hình thành “ngôn ngữ chung” và họ có khả năng hiểu ý muốn của nhau mà không cần trình bày quá nhiều.

Tất nhiên, có nhiều văn hoá di chuyển giữa hai cực: low-context và high-context. Ví dụ như một người sinh ra ở Việt Nam, nhưng lại sống và làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian dài, lâu dần người này sẽ hình thành những đặc điểm của cả hai văn hoá.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/low-context-culture-la-gi-a58690.html