Tư duy là gì? Phẩm chất, tầm quan trọng và các loại hình tư duy

Tư duy là khái niệm được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt hơn trong lĩnh vực giáo dục và trong công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa và vai trò của tư duy. Vậy tư duy là gì? Và tại sao nó lại có tầm quan trọng đối với chúng ta như vậy? Hãy cùng Học Viện PMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!

khái niệm tư duy

1. Tư duy là gì?

Tư duy trong tâm lý học là quá trình hình thành và vận dụng những suy nghĩ, ý tưởng trong tâm trí có ý thức.

Tư duy (thinking) là hoạt động trí tuệ của con người, nó cho phép chúng ta suy luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và tìm hiểu thông tin mới. Tư duy là toàn bộ quá trình học tập, ghi nhớtổ chức suy nghĩ để hiểu thông tin tốt hơn và dễ ghi nhớ sau này.

khái niệm tư duy là gì

Cụ thể, các hoạt động của tư duy sẽ được hiểu như sau:

Có thể nói “tư duy là sức mạnh” giúp con người làm chủ tự nhiên, xã hộichính bản thân mình.

2. Đặc điểm của tư duy

4 đặc điểm của tư duy

2.1 Tính vấn đề

Khi con người đối mặt với những tình huống có vấn đề, tức là khi họ cảm thấy nhu cầu của mình chưa được đáp ứng được hoặc gặp phải trở ngại trong quá trình hoạt động thì lúc này hoạt động tư duy sẽ xuất hiện. Tư duy luôn xoay quanh một vấn đề cụ thể cần giải quyết, nếu không có vấn đề, sẽ không phải suy nghĩ.

Tuy nhiên, không phải tình huống nào “có vấn đề” nào cũng nảy sinh hoạt động tư duy. Để tạo ra hoạt động tư duy, cá nhân cần nhận thức đầy đủ về tình huống có vấn đề và biến nó thành một nhiệm vụ tư duy. Điều này yêu cầu chủ thể nhận biết được sự hiểu biết hiện tại, nhận biết điều mình chưa biết và có ý định tìm kiếm câu trả lời.

Ví dụ: Hiện nay, giá xăng tăng cao ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống mỗi người. Vậy làm thế nào để ổn định giá xăng? Đây chính là vấn đề cần đến tư duy để giải quyết vấn đề trên.

2.2 Tính gián tiếp

Tư duy của con người sẽ không nhận thức trực tiếp mà thường là gián tiếp. Tính gián tiếp được thể hiện qua việc con người sử dụng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ, họ có thể chuyển đổi những kết quả vào nhận thức như khái niệm, công thức, quy tắc, quy luật và kinh nghiệm của mình vào quá trình tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh để hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh.

Nhờ tính gián tiếp của tư duy, khả năng nhận thức của con người đã được mở rộng, cho phép họ đưa ra những phán đoán khoa học về các hiện tượng và sự vật trong quá khứ và tương lai.

Ví dụ: Để giải quyết vấn đề giá xăng, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao giá xăng tăng? Các yếu tố ảnh hưởng và tìm ra các giải pháp khả thi để thực hiện. Từ đó mới đi đến giải pháp nào hiệu quả, phù hợp để triển khai.

Tầm quan trọng của tư duy

2.3 Tính trừu tượng và tính khái quát

Trừu tượng là quá trình con người dùng não bộ để giữ lại những yếu tố quan trọng và loại bỏ những yếu tố không cần thiết trong hoạt động tư duy. Lúc này, khái quát là việc sử dụng tri thức hợp nhất từ nhiều đối tượng vào cùng một nhóm dựa trên các thuộc tính và đặc điểm tương đồng..

Tính trừu tượng và khái quát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trừu tượng là nền tảng để bắt đầu quá trình khái quát; nếu thiếu trừu tượng, con người sẽ khó khăn trong việc tổ chức thông tin. Ngược lại, nếu thiếu tính khái quát, khả năng hiểu biết về các vấn đề, sự vật và hiện tượng của con người sẽ bị hạn chế.

Nhờ vào tính trừu tượng và khái quát của việc tư duy mà con người có thể giải quyết các vấn đề hiện tại và chuẩn bị cho những thử thách trong tương lai.

Ví dụ: Thay vì đi sâu vào từng nguyên nhân cụ thể làm tăng giá xăng, chúng ta trừu tượng hóa vấn đề thành mối quan hệ cung - cầu của thị trường xăng dầu.

2.4 Ngôn ngữ gắn liền với tư duy

Ngôn ngữ được hình thành bởi nhu cầu giao tiếp của con người. Ngôn ngữ là phương tiện để ghi lại kết quả của quá trình tư duy. Ngay từ ban đầu, quá trình tư duy đã liên quan mật thiết với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Do đó, ngôn ngữ được xem như là bề ngoài hình thức của tư duy.

Sự ra đời của ngôn ngữ đánh dấu một bước tiến lớn trong sự phát triển của tư duy. Ngôn ngữ như một hệ thống tín hiệu thứ hai, là công cụ giao tiếp chính giữa con người và con người.

Ví dụ: Khi bạn viết một bài tin tức chia sẻ về kiến thức nấu ăn, bạn cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu, nội dung chính của bài viết (diễn giải: công thức mới, hương vị mới lạ,…) Sau đó sắp xếp các ý tưởng đó một cách khoa học, logic để thu hút người đọc. Ngoài ra, sử dụng ngôn ngữ miêu tả sinh động, hình ảnh sắc nét, đẹp để cuốn hút người đọc.

-> Xem ngay: Phương pháp tư duy 6 chiếc mũ: Ý nghĩa và cách ứng dụng

3. Các loại hình tư duy phổ biến

Nếu nói về tư duy có bao nhiêu loại, thì hiện có rất nhiều loại hình tư duy khác nhau trong tâm lý học. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và lợi ích khác nhau, dưới đây PMS sẽ trình bày 6 loại tư duy phổ biến hiện và đề cập những loại tư duy khác cho bạn tìm hiểu:

vai trò của tư duy

Ngoài ra, còn một số loại hình tư duy khác mà chúng tôi có khảo sát và tổng hợp lại ngay bên dưới:

-> Đọc thêm:Cách vẽ sơ đồ tư duy áp dụng vào trong công việc, học tập

4. Tầm quan trọng của tư duy

Ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, chúng tôi nhận ra rằng, tư duy là cơ sở của mọi hoạt động, từ việc học tập và làm việc đến giao tiếp cho đến giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Dưới đây sẽ nói cho bạn biết tại sao chúng tôi lại nói nó quan trọng:

tầm quan trọng của tư duy

4.1 Giúp mọi người nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc hơn

Nhờ vào tư duy, con người có thể hiểu rõ bản chất và quy luật hoạt động của thế giới bên ngoài, từ đó cho phép họ tác động vào thế giới để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Bằng cách sử dụng tư duy đúng đắn, con người có thể phân biệt “đúng và sai”, “tốt và xấu” từ đó đưa ra các quyết định và hành động phù hợp.

4.2 Giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống

Tư duy giúp con người nhận biết vấn đề, phân tích, tìm kiếm giải pháp và thực hiện nó hiệu quả. Thường trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề từ đơn giản cho đến phức tạp. Vì thế, việc kết hợp tư duy sáng tạo và logic sẽ giúp con người tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất cho những vấn đề này.

4.3 Là nền tảng cho sự phát triển mỗi người

Tư duy giúp con người tiếp cận những kiến thức mới, nâng cao kỹ năng và phát triển tính sáng tạo. Quá trình học hỏi và phát triển của con người sẽ không bao giờ ngừng lại, đây chính là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên, đổi mới và phát triển. Lịch sử chứng minh rằng chính những bước đột phá về tư duy đã tạo ra những cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.

4.4 Đạt được mục tiêu

Việc vận dụng tư duy tốt sẽ giúp con người xác định được mục tiêu, xây dựng kế hoạch hành động và thực hiện một cách hiệu quả. Với mục tiêu rõ ràng và kế hoạch cụ thể, mỗi người sẽ biết mình sẽ làm gì để đạt được những mục tiêu của mình.

4.5 Giúp xây dựng xã hội văn minh

Một xã hội muốn văn minh phải dựa trên nền tảng là những công dân có tư duy phát triển, biết phản biện và sáng tạo. Đó sẽ là tiền đề để xã hội đạt được sự công bằng, nhân văn và tiến bộ.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, tư duy là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Do đó, việc rèn luyện tư duy mỗi ngày rất cần thiết.

5. Tư duy cần có những phẩm chất gì?

6 phẩm chất của tư duy

Tư duy là quá trình phức tạp, yêu cầu nhiều phẩm chất khác nhau để thực hiện hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày một số phẩm chất quan trọng cần có để có tư duy tốt:

6. Ví dụ về tư duy

tư duy trong công việc là gì

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu về định nghĩa tư duy là gì? Nên nhớ rằng, vai trò của nó là nền tảng để con người làm chủ thế giới xung quanh cũng như phát triển bản thân. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần không ngừng rèn luyện tư duy để thích ứng xu thế phát triển của thời đại.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu muốn phát triển tư duy của chính mình trở nên tích cực hơn, bằng việc hiểu rõ nguyên lý để kiểm soát bản thân, hay khả năng điều chỉnh cảm xúc tích cực của chính bạn. Đây là những nội dung hết sức bổ ích mà chúng tôi sẽ chia sẻ tại khóa học tư duy tích cực. Nếu bạn cảm thấy hứng thú, hãy tìm hiểu và đăng ký ngay để nhận được ưu đãi từ Học viện PMS nhé!

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/tu-duy-la-gi-trong-tam-ly-hoc-a59100.html