Hồng hoàng – loài chim mỏ sừng độc đáo

Từng xuất hiện nhiều trong những câu chuyện đồng thoại của thế hệ trước với tên gọi PHƯỢNG HOÀNG ĐẤT, điều đáng buồn là hiện nay hồng hoàng đã có tên trong danh sách những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất lớn trong tự nhiên bởi tốc độ săn bắn khủng khiếp của con người nhằm lấy thịt, làm đồ trang sức, làm tiêu bản trang trí… Đó là chưa kể đến nhu cầu nuôi làm cảnh, cùng với việc môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề đã đẩy hồng hoàng đến bờ ranh tuyệt chủng trong tự nhiên

Hồng hoàng - loài chim mỏ sừng độc đáo

Hồng hoàng, loài chim kỳ lạ với chiếc mỏ sừng độc đáo

Loài chim quý được mệnh danh “Phượng hoàng đất”

Hồng hoàng có tên khoa học Buceros bicornis, là loài chim mỏ sừng lớn nhất trong họ Hồng hoàng, với trọng lượng có thể lên đến 4kg, đạt chiều dài cơ thể 90-122cm. Những con trưởng thành có sải cánh rộng đến 1,6m: một sải cánh ấn tượng khiến chúng trông đồ sộ và oai vệ. Chúng phân bố ở vùng đồng bằng và vùng núi có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới ở một số nước Đông Nam Á, Ấn Độ và phía Nam Trung Quốc

Kích thước chưa phải là điều ấn tượng nhất ở hồng hoàng. Người ta có thể dễ dàng nhận ra loài chim này dựa vào kích thước, trọng lượng cơ thể to lớn và đặc biệt là chiếc mỏ cong, to dài liền với một mũ mỏ cong với màu sắc tươi tắn rực rỡ. Chiếc mỏ với mũ mỏ đặc biệt này thường có màu vàng, vàng cam tươi, dễ dàng nhận diện từ xa, được cấu thành từ chất sừng keratinCho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác công dụng của chiếc mũ mỏ rỗng này. Giả thuyết có cơ sở nhất là chúng được dùng như một công cụ thu hút bạn tình

Hồng hoàng - loài chim mỏ sừng độc đáo

Chiếc mũ mỏ to tươi tắn này có tác dụng hấp dẫn bạn tình

Giống hầu hết các loài chim mỏ sừng khác, hồng hoàng trống có tròng mắt đỏ hoặc cam, còn con mái có đồng tử màu trắng và tròng mắt xanh ngọc hoặc lam nhạt

Hồng hoàng - loài chim mỏ sừng độc đáo

Chim hồng hoàng mái có tròng mắt màu xanh ngọc hoặc lam nhạt

Khi còn nhỏ, chúng có màu lông xám, dần trở lên đen tuyền khi trưởng thành. Nửa thân sau và phần đuôi có lông trắng điểm thêm một vành đen óng.

Hồng hoàng - loài chim mỏ sừng độc đáo

Ảnh: Tăng A Pẩu

Là loài ăn tạp, món ăn ưa thích của hồng hoàng là hoa quả, sâu bọ, côn trùng, thậm chí một số loài gậm nhấm nhỏ và cả các loài chim nhỏ khác. Thường sống thành đôi trong suốt cuộc đời, nên hồng hoàng còn được mệnh danh là loài chim chung thủy. Tuy nhiên cũng có khi hồng hoàng hợp thành bầy lên đến 40 cá thể

Một trong những loài cây được hồng hoàng chuộng trú ngụ và làm tổ vào mùa sinh sản chính là cây tung (còn có tên gọi khác là thung, đăng, búng…) bởi hốc cây lớn và chiều cao lý tưởng của tung vừa vặn với kích thước to lớn của hồng hoàng, cùng với tập tính thích đậu nghỉ trên những tán cây cao. Những loài thực vật thân gỗ cao khác cũng là sinh cảnh lý tưởng cho hồng hoàng. Với đặc tính này, hồng hoàng được xem là một trong những chỉ báo của tầng rừng cao và cây lâu năm.

Hồng hoàng - loài chim mỏ sừng độc đáo

Hồng hoàng thường đậu nghỉ và làm tổ khi vào mùa sinh sản trên những cây cao. Ảnh: Tăng A Pẩu

Hồng hoàng là loài chim chung thủy, ghép đôi và sống một vợ một chồng cả đời. Chim thường đậu ngủ trên các nhánh cây cao, chỉ làm tổ trong các hốc cây từ tháng 2-3 hàng năm để đẻ, ấp trứng và chăm sóc chim non. Chim mái ở trong lấp kín miệng tổ và chỉ rời tổ sau khoảng 3 tháng để cùng chim trống tìm thức ăn cho con và bảo vệ tổ từ bên ngoài. Chim non vẫn còn lưu lại tổ thêm khoảng 1 tháng trước khi sẵn sàng rời tổ.

Với ngoại hình đẹp và độc đáo của mình, từ xa xưa hồng hoàng được nhiều bộ lạc tôn vinh là loài chim quý, có thế lực tối cao, vì vậy họ chọn hồng hoàng làm linh vật cúng tế các vị thần trong những dịp lễ hội. Người xa xưa cho rằng máu chim non là thứ công hiệu để an ủi những linh hồn oan khuấtTừ xưa, lông chim hồng hoàng và chiếc mỏ sừng đẹp của chúng cũng được dùng làm đồ trang trí trong gia đình, làm đồ trang sức để làm đẹp và tăng thêm sức mạnhHồng hoàng có tên homrai trong tiếng Nepal, hay banrao ở Mussoorie, đều có nghĩa là “vua của rừng già”

Một trong những phụ kiện trang trí dùng mỏ sừng của chim hồng hoàng và các loài họ hàng của chúng là chiếc mũ đội đầu truyền thống (headgear) của người Nyishi - một sắc tộc bản địa tại Pakke. Người Nyishi dùng nửa trên chiếc mỏ sừng của chim hồng hoàng làm mũ đội đầu truyền thống gọi là Pudum, theo tên gọi chim hồng hoàng trong ngôn ngữ của họ là Paga.

Hồng hoàng - loài chim mỏ sừng độc đáo

Người đàn ông Nyishi đội một chiếc mũ Pudum. Ảnh: ©️ foto_morgana

Hồng hoàng - loài chim mỏ sừng độc đáo

Ảnh: © Rodin Rahman

Loài chim đẹp này xuất hiện trong nhiều nét văn hóa truyền thống và được nhắc nhiều trong các câu chuyện đồng thoại, các bài đồng dao của dân tộc Nyishi. Ngày nay, để bảo tồn loài chim này trong tự nhiên, người dân đã ngưng sử dụng mỏ của chúng để làm mũ Pudum, mà thay thế bằng mũ mỏ từ chất liệu sợi thủy tinh.

Hồng hoàng - loài chim mỏ sừng độc đáoẢnh: Aparajita Datta, Rodin Rahman, foto_morgana, Petr Kratochvi

Cho đến nay nhu cầu săn bắt để lấy thịt và làm trang sức, để nuôi làm cảnh loài chim quý này vẫn còn đó. Cùng với việc mất đi sinh cảnh là những cánh rừng nhiệt đới, và con người đã tràn tới phủ sự hiện diện đến khắp mọi miền, đã ảnh hưởng nặng nề đến không gian sống của hồng hoàng, khiến số lượng chim hồng hoàng trong tự nhiên sụt giảm nghiêm trọng và chúng đã phải đứng mấp mé bên lằn ranh tuyệt chủng trong tự nhiên

Những cố gắng nhằm bảo tồn hồng hoàng trên thế giới

Chim có tên trong Sách Đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam, được bảo vệ và cấm săn bắt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở một số nơi, có những chương trình kêu gọi nguồn tài chính để ủng hộ loài chim quý này, chẳng hạn Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên (Nature Conservation Foundation - NCF) đề xuất Chương trình Bảo trợ Tổ ấm cho Hồng hoàng. Những khoản đóng góp sẽ được chi trả cho nguồn nhân lực theo dõi sát sao và bảo vệ tổ hồng hoàng trong mùa sinh sản, cũng như đầu tư khôi phục sinh cảnh của chúng Hồng hoàng - loài chim mỏ sừng độc đáo

Logo Chương trình Bảo trợ Tổ ấm cho Hồng hoàng

Hồng hoàng có tuổi thọ đáng kể. Trong tự nhiên chúng được cho là có tuổi thọ lên đến 40 năm. Trong môi trường nuôi nhốt chúng có thể đạt tuổi thọ đến 60 thậm chí 90 năm. Hiện nay trên thế giới cũng đã có những quốc gia tổ chức nuôi và thuần hóa thành công loài chim này.

Tại Trung tâm Cứu hộ đang lưu giữ một cặp hồng hoàng trống-mái do Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh chuyển giao về sau khi thu giữ lại từ người dân nuôi làm cảnh. Vì thời gian nuôi nhốt và sinh sống cùng con người đã lâu, khiến cặp hồng hoàng mất đi bản năng hoang dã, cứ quanh quẩn tìm đến những nơi có người, buộc Trung tâm phải giữ lại để chăm nuôi chúng trong môi trường nuôi nhốtKể từ khi về với VQG Cát Tiên vào tháng 12/2021, cặp hồng hoàng thân thiện và hiếu kỳ này đã trở thành một trong những “đại sứ đa dạng sinh học” của Vườn, chịu trách nhiệm đón tiếp và kể lại câu chuyện của mình đến các vị du khách, đặc biệt là những du khách nhỏ tuổi tới tham quan, tìm hiểu.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/hong-hoang-he-thong-a59818.html