ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỔNG HỢP TẠI HUYỆN ĐẢO BẠCH LONG VĨ, HẢI PHÒNG

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Đảo Bạch Long Vĩ nằm gần giữa Vịnh Bắc Bộ, ở trung tâm không gian kinh tế Vịnh Bắc Bộ,đồng thời có giá trị rất lớn về khẳng định, mở rộng và đảm bảo chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỔNG HỢP TẠI HUYỆN ĐẢO BẠCH LONG VĨ, HẢI PHÒNG

Huyện đảo Bạch Long Vĩ có vị trí chiến lược và tầm quan trong đặc biệt về an ninh và phát triển kinh tế biển. Ảnh: Đàm Thanh.

Tiềm năng nổi trội:

Vùng biển Bạch Long Vĩ là 1 trong 8 ngư trường lớn của Vịnh Bắc Bộ với diện tích 1.500 hải lý vuông, độ sâu trung bình 35 - 55 m (nơi sâu nhất 60 - 70m), nền đáy tương đối phẳng thuận lợi cho đánh bắt, khai thác. Vùng biển Bạch Long Vĩ có tới gần 400 loài hải sản, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Cá song, cá mú, hải sâm, rong nho, rong loa gai, rong mơ, rong quạt… Đặc biệt, vùng biển Bạch Long Vĩ được coi là thủ phủ của bào ngư (loài bào ngư chín lỗ hay còn gọi là Cửu khổng) - mang giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Bên cạnh đó, Bạch Long Vĩ là khu vực có hệ sinh thái san hô phong phú, chiếm 47,2% số loài đã được phát hiện ở Việt Nam.

Bạch Long Vĩ có cảnh quan thiên nhiên độc đáo với một đảo kích thước không quá nhỏ, có đủ không gian đồi, thềm bãi cát biển và bãi tảng, đặc trưng nhất là bãi triều rạn đá quanh đảo rộng, có nơi chiều rộng lên đến 500m. Hệ sinh thái rạn san hô của vùng biển đảo Bạch Long Vĩ phát triển nhất Vịnh Bắc Bộ, độ che phủ lớn (có nơi đã từng có độ phủ đến 90%), đa dạng sinh học cao, cảnh quan ngầm còn được bảo vệ tốt, là khu bảo tồn biển quốc gia được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (năm 2013), có tiềm năng để phát triển công viên biển, khai thác du lịch sinh thái ngầm và du lịch khoa học. Bên cạnh đó, trên đảo và vùng bờ đảo, vành đai xanh của hệ sinh thái đảo nổi, các hệ sinh thái bãi biển, bãi triều đá cùng với các công trình xây dựng và kiến trúc như hải đăng, điện gió, trạm khí tượng, trạm nghiệm triều, cảng, công viên cây xanh, khu nuôi bào ngư, các công trình văn hóa: nhà bảo tàng, đài tưởng niệm, đền chùa tạo ra tiềm năng du lịch tổng hợp. Nguồn lợi cá biển và hải đặc sản quý như bào ngư, ốc nón, hải sâm, bàn mai cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn về ẩm thực và quà tặng đối với du khách.

Huyện đảo duy nhất nằm gần giữa Vịnh Bắc Bộ và nằm trong ngư trường lớn, khu vực quanh đảo Bạch Long Vĩ luôn có hàng trăm tầu thuyền đánh cá với hàng nghìn ngư dân từ các tỉnh ven biển từ Nam Trung bộ trở ra (từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa) đến khai thác và đánh bắt thủy sản, tạo ra nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá. Đảo Bạch Long Vĩ có địa hình cao (61,5m) thuận lợi cho việc che chắn gió cho tàu thuyền neo đậu.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỔNG HỢP TẠI HUYỆN ĐẢO BẠCH LONG VĨ, HẢI PHÒNG

Tàu thuyền ở âu cảng Bạch Long Vĩ. Ảnh Đức Nghĩa

Vịnh Bắc Bộ là một vùng biển phát triển kinh tế năng động với các lĩnh vực hàng hải, nghề cá, khai khoáng, du lịch và các dịch vụ khác. Thông qua Vịnh Bắc Bộ là những tuyến đường hàng hải quan trọng của Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc với các nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là từ cảng Hải Phòng (Việt Nam), Hạ Long, Cẩm Phả (Quảng Ninh) và Bắc Hải (Trung Quốc); trong đó, Bạch Long Vĩ có vai trò là cửa ngõ, là đảo án ngữ, kiểm soát con đường hàng hải quốc tế huyết mạch quan trọng này, tạo điều kiện để Bạch Long Vĩ phát triển lĩnh vực giao thông hàng hải quốc tế.

Cơ hội và thách thức:

Với vị trí địa chiến lược quan trọng, huyện đảo Bạch Long Vĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế biển tổng hợp, thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo an ninh, quốc phòng. Theo Hiệp định phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết ngày 25/12/2000 tại Bắc Kinh thì diện tích vịnh phía Việt Nam chiếm khoảng 53,23%. Bạch Long Vĩ là điểm gần đường phân định (từ điểm số 9 đến điểm số 21) nhất về phía Đông (cách khoảng 15 hải lý). Đặc biệt, theo quy định của Hiệp định, đảo Bạch Long Vĩ được hưởng khoảng 25% hiệu lực, mang lại cho Việt Nam khoảng 300 km2 giữa vịnh với những tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong khối nước và lòng đất dưới đáy. Bạch Long Vĩ kết nối với Vĩnh Thực - Trần - Thanh Lân - Hạ Mai - Hòn Mê - Hòn Mắt tạo thành một trận tuyến phòng thủ vững chắc trên mặt biển để ngăn ngừa và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm, xâm phạm. Đảo Bạch Long Vĩ cũng là cơ sở hậu cần và vị trí trung chuyển cho các hoạt động tác chiến xa bờ. Với vị trí nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, đảo có điều kiện vô cùng thuận lợi làm nhiệm vụ hậu cần cho tàu quân sự thực hiện các hoạt động đảm bảo an ninh trên biển trong hòa bình và thực thi các nhiệm vụ tác chiến trong chiến tranh hoặc chống khủng bố. Đảo Bạch Long Vĩ cũng có thể trở thành hậu cứ chiến lược về nhân lực, vật lực, làm cầu nối giữa đất liền với biển, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho các hoạt động quân sự trên biển. Đây là một trong những tiền đồn kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên biển, phòng thủ từ xa, làm tốt việc phát triển kinh tế, kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng. Chính vì thế, huyện đảo luôn được Đảng, Nhà nước và Thành phố Hải phòng quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng huyện đảo. Đảo cách các điểm đảo du lịch ven bờ như Cô Tô, Cát Bà, Trà Cổ khoảng 1-1h30 giờ bay và trung bình khoảng 3-4h giờ tàu, thuận lợi để hình thành điểm đến trong tour du lịch liên kết quần thể đảo, hướng tới xây dựng du lịch, dịch vụ trở thành một ngành kinh tế mới, trọng điểm của huyện đảo.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, huyện đảo đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Với vị trí đơn độc giữa Vịnh Bắc Bộ nên khi xảy ra thiên tai, Bạch Long Vĩ dễ bị cô lập, gặp nhiều thách thức trong liên kết, kết nối với đất liền và các huyện đảo khác. Việc đánh bắt quá mức gây suy giảm, cạn kiệt nguồn lợi cá biển đe dọa tới sự phát triển của ngư nghiệp đồng thời khiến số lượng tàu thuyền vào đảo giảm đi, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của cư dân đảo nhất là các hộ kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, ăn uống, giải trí. Quá trình quảng bá hình ảnh, đưa Bạch Long Vĩ tới gần hơn với du khách chưa được đẩy mạnh khiến hiểu biết và sự quan tâm của du khách tới Bạch Long Vĩ còn hạn chế.

Định hướng phát triển:

Quy hoạch và thu hút đầu tư đồng bộ

Cần có định hướng quy hoạch các vùng sinh thái, vùng phát triển kinh tế và vùng quân sự nhằm đảm bảo sự ổn định và cân bằng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng; Tận dụng nguồn ngân sách và nguồn xã hội hóa để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội nhất là các hạ tầng công cộng; Có cơ chế thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn có tiềm lực mạnh vào việc phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực chế biến- xuất khẩu hải sản và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng. Trong đó có thể tính tới: (i) Xây dựng, nâng cấp Cảng và Khu neo đậu (Cảng Tây Nam) thành cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng; Xúc tiến đầu tư kè mở rộng đảo phía Bắc, Tây Bắc, kết hợp xây sân bay cánh cứng với diện tích khoảng trên 28 ha với đường băng 1800m x 35m đáp ứng tiêu chuẩn máy bay dân sự và máy bay quân sự cỡ nhỏ; (ii) Xúc tiến kêu gọi đầu tư (đầu tư công và xã hội hóa) phương tiện khai thác thủy sản tại ngư trường Bạch Long Vĩ (khoảng 7-10 tàu) và tổ hợp chế biến thủy sản, tạo tiền đề để phát triển ngành công nghiệp chế biến; (iii) Đầu tư xây dựng tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí giai đoạn 1 gồm các khu nhà nghỉ tiện nghi, khu nhà hàng ăn uống, khu vui chơi trên đảo kết hợp tắm biển; Thúc đẩy và mở rộng các tour du lịch chủ quyền, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái biển…(iv) Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn như tàu, xuồng chữa cháy chuyên dụng cho lực lương công an để phục vụ chữa cháy các tàu trong âu cảng; đầu tư tàu, xuồng cao tốc hiện đại, chịu sóng tốt cho Đồn Biên Phòng và Ban quản lý khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ và các trang thiết bị tiên tiến cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên đảo, trong đó kết hợp với nhiệm vụ kiểm soát, ngăn ngừa các tàu khai thác thủy sản bằng phương pháp tận diệt.

Kiến tạo văn hóa, tạo sản phẩm thúc đẩy du lịch

Một mô hình phát triển kinh tế biển bền vững không thể chỉ dựa vào các chỉ số kinh tế, mà còn phụ thuộc vào mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Vì vậy, giữ gìn, phát huy và kiến tạo nền văn hóa biển sao cho phù hợp, thích nghi với nhu cầu chuyển biến không ngừng theo sự vận động và phát triển của xã hội là mối quan hệ cơ bản cần được giải quyết một cách hài hòa để phát triển bền vững kinh tế biển. Huyện đảo Bạch Long Vĩ cần hướng tới xây dựng và định danh lễ hội riêng có dựa trên truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc mẹ Rồng, trong đó phần lễ tập trung vào sự linh thiêng, lòng thành kính của các thế hệ người Việt Nam với “mẹ Rồng và đàn Rồng” đã bảo vệ và chở che, giúp người Việt Nam chống giặc; phần hội tăng tính cố kết cộng đồng, tạo sự lan tỏa với các môn thể thao như bơi, đua thuyền, đi thăng bằng dưới nước…kết hợp với các cuộc thi hoặc chương trình giới thiệu văn hóa ẩm thực biển, đặc biệt là các hải sản đặc trưng của huyện đảo.

Huyện cần phát huy vai trò của các công trình tâm linh như chùa Bạch Long, Đền thờ Đức Thánh Trần, Lầu Phật- những địa danh từ lâu đã được coi là điểm tựa tâm linh mang tới sự bình an, thanh thản trong tâm hồn của nhân dân đảo tiền tiêu giữa muôn trùng sóng khơi. Thông qua các địa điểm tâm linh, huyện cần tiến hành tổ chức thường niên các lễ hội như Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Đại lễ Phật Đản... tạo ra sự cố kết trong cộng đồng dân cư; đồng thời phát triển các địa danh thành sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, chủ quyền đặc trưng của huyện đảo.

Nhanh chóng xây dựng và đưa vào áp dụng trên diện rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn và khai thác, sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển.

Thực tế cho thấy chỉ có cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên và môi trường biển mới đảm bảo khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Huyện đảo Bạch Long Vĩ có thể học tập kinh nghiệm và triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn và khai thác, sử dụng bền vững các hệ sinh thái biển đã được áp dụng thành công như mô hình quản lý rừng dừa nước ven sông Hoài ở Hội An, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm...

Một mô hình phát triển kinh tế biển bền vững không thể chỉ dựa vào các chỉ số kinh tế, mà còn phụ thuộc vào mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Vì vậy, giữ gìn, phát huy và kiến tạo nền văn hóa biển sao cho phù hợp, thích nghi với nhu cầu chuyển biến không ngừng theo sự vận động và phát triển của xã hội là mối quan hệ cơ bản cần được giải quyết một cách hài hòa để phát triển bền vững kinh tế biển. Huyện đảo Bạch Long Vĩ cần hướng tới xây dựng và định danh lễ hội riêng có dựa trên truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc mẹ Rồng, trong đó phần lễ tập trung vào sự linh thiêng, lòng thành kính của các thế hệ người Việt Nam với “mẹ Rồng và đàn Rồng” đã bảo vệ và chở che, giúp người Việt Nam chống giặc; phần hội tăng tính cố kết cộng đồng, tạo sự lan tỏa với các môn thể thao như bơi, đua thuyền, đi thăng bằng dưới nước…kết hợp với các cuộc thi hoặc chương trình giới thiệu văn hóa ẩm thực biển, đặc biệt là các hải sản đặc trưng của huyện đảo.

Huyện cần phát huy vai trò của các công trình tâm linh như chùa Bạch Long, Đền thờ Đức Thánh Trần, Lầu Phật- những địa danh từ lâu đã được coi là điểm tựa tâm linh mang tới sự bình an, thanh thản trong tâm hồn của nhân dân đảo tiền tiêu giữa muôn trùng sóng khơi. Thông qua các địa điểm tâm linh, huyện cần tiến hành tổ chức thường niên các lễ hội như Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Đại lễ Phật Đản... tạo ra sự cố kết trong cộng đồng dân cư; đồng thời phát triển các địa danh thành sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, chủ quyền đặc trưng của huyện đảo.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỔNG HỢP TẠI HUYỆN ĐẢO BẠCH LONG VĨ, HẢI PHÒNG

Cổng tam quan chùa Bạch Long, huyện Bạch Long Vĩ. Nguồn: Báo Lao động

Tích cực quảng bá hình ảnh, kết nối với các địa phương, huyện đảo để tạo ra các tuyến vận tải, du lịch, đưa Bạch Long Vĩ đến gần hơn với du khách. Huyện đảo có thể xem xét, đề nghị mở 1 số tuyến giao thông đường thủy liên kết giữa Bạch Long Vĩ- Cô Tô- Cát Bà tạo điều kiện để du khách chọn Bạch Long Vĩ là một điểm đến. Xem xét và khai thác tuyến đường thủy thương mại sử dụng tàu Hoa Phượng Đỏ phục vụ du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại huyện đảo.

Thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống cư dân ở huyện đảo Bạch Long Vĩ chính là góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước; bởi vậy, các cấp, ngành cần tiếp tục quan tâm, có các chính sách ưu tiên cho việc đầu tư hạ tầng, các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quốc phòng, như cảng bến kết nối các đảo; các tuyến đường giao thông kết nối nội đảo; các công trình chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng, chống xâm thực; khu neo đậu tránh trú bão với cầu cảng vừa sử dụng cho tàu cá, vừa có thể sử dụng cho tàu khách, nghiên cứu thực hiện chính sách đặc thù như phụ cấp thu hút đối với công chức, viên chức ngành y tế, giáo dục; chế độ nhà công vụ cho cán bộ nơi khác ra đảo công tác; chính sách cho ngư dân bám biển…; kiên định với mục tiêu phát triển kinh tế biển tổng hợp bền vững, lấy nông nghiệp thủy sản là nền tảng, dịch vụ hậu cần nghề cá là cơ bản và du lịch bền vững là trọng tâm./.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/nhung-dao-ven-bo-co-dieu-kien-thich-hop-nhat-de-phat-trien-tong-hop-cac-nganh-kinh-te-bien-la-a59993.html