Bài 1 tin học 6: Thông tin Và dữ liệu (Chuyên đề tin 6)2021-2022

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

TIẾT 1. BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

- Biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

- Phân biệt được thông tin và vật mang tin

- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ thông tin và dữ liệu

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh lấy ví dụ phân biệt được thông tin và vật mang tin.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực C (NLc):

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.

- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh minh họa: thông tin, dữ liệu, vật mang tin, phiếu học tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa Tin học 6, vở ghi, sách bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Kiểm tra sách vở học sinh

- Giáo viên trình chiếu video bài hát “Chú bộ đội” cho học sinh xem và đưa ra câu hỏi.

1. Đố các em biết các em xem video bằng các giác quan nào?

- HS: Trả lời, GV nhận xét và đưa ra câu hỏi

2. Các em có biết tên bài hát là gì không?

- Giáo viên trình chiếu các hình ảnh và thuyết trình vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả các thứ đó được các giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đến với bài 1: Thông tin và dữ liệu.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)

HĐ 2.1:Thông tin và dữ liệu- Tìm hiểu các khái niệm, mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin, phân biệt được thông tin với vật mang tin. Nêu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

b) Tổ chứcthực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

- GV: Trình chiếu đưa ra tình huống các em muốn đi qua ngã tư đường phố các em phải làm gì?

- HS: Đưa ra các phương án trả lời

- GV: Nhận xét sau đó dẫn dắt sang ví dụ 1:

- GV: Trình chiếu VD rồi yêu cầu hs đọc bài.

- HS: Đọc bài

- GV: Chía lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1 trả lời câu hỏi 1, nhóm 2 trả lời câu hỏi 2.

- HS: Suy nghĩ đại diện nhóm lên trình bày.

- GV: Gọi hs nhận xét

- HS: Nhận xét

- GV: Khẳng định lại

+ Những gì Minh thấy là dữ liệu

+ Điều Minh biết là thông tin

+ Đèn giao thông khi đó được gọi là vật mang tin

- GV: Gọi hs đọc lại

- GV: Dẫn dắt sang VD2

- GV: Trình chiếu VD2 yêu cầu hs đọc bài.

- HS: Đọc bài

- GV: Em nào cho cô biết bạn An đã thấy những gì và biết gì?

- HS: Trả lời.

- GV: Trình chiếu điền từ còn thiếu vào chỗtrống.

- Bạn An thấy các con số, các chữ cái, hình ảnh và âm thanh đó là ……….(dữ liệu).

- Bạn An biết rằng hôm nay khu vực Hà Nội trời mưa to, điều an biết là………. (thông tin)

- Chiếc ti vi an xem dự báo thời tiết được gọi là:……(vật mang tin).

- GV: Gọi HS trả lời

- GV: Gọi một bạn nhận xét.

- GV: Trình chiếu câu trả lời và tuyên dương cho điểm các bạn trả lời tốt.

- GV: Trình chiếu tấm bảng phí du lịch

- GV: Một bạn hãy cho cô biết đâu là dữ liệu? Đâu là vật mang tin?

- HS: Trả lời câu hỏi

+ Những con số và chữ viết trên bảng là dữ liệu

+ Tấm bảng là vật mang tin

- GV: Gọi HS nhận xét

- GV: Nhận xét, tổng kết.

- GV: Thông qua các ví dụ bạn đưa ra cho cô khái niệm về thông tin theo cách hiểu của mình?

- HS: Trình bày

- GV: Nhận xét, trình chiếu câu trả lời

- GV: Một bạn hãy đưa ra khái niệm về dữ liệu?

- HS: Trình bày

- GV: Nhận xét, trình chiếu câu trả lời

- GV: Một bạn hãy đưa ra khái niệm về vật mang tin?

- HS: Trình bày

- GV: Nhận xét, trình chiếu câu trả lời

- GV: Trình chiếu đoạn 3 SGK T5 yêu cầu học sinh đọc và rút ra mối quan hệ của thông tin và dữ liệu.

- HS: Đọc bài và trả lời câu hỏi.

- GV: Nhận xét và đưa ra kết luận

- HS: Lắng nghe, ghi bài

- GV: Trình chiếu VD

- GV: Tuy nhiên thông tin và dữ liệu vẫn có điểm khác biệt

- GV: Phân tích ví dụ An đọc bản tin dự báo thời tiết biết hôm nay trời nằng. Tuy nhiên một em bé chưa biết đọc thì dữ liệu bản tin dự báo thờ tiết không có nghĩa.

- HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV: Gọi HS nhận xét

- GV: Nhận xét, cho điểm

- GV: Khuyến khích hs lấy thêm ví dụ

- GV: Trình chiếu phần ?1 trong SGK T6

Câu 1 (SGK T6)

- GV: Gọi hs đọc bài

- HS: Đọc bài

- GV: Yêu cầu hs suy nghĩ làm bài

Câu 2 (SGK T6) Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu

16:00 0123456789

Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789

1. Thông tin và dữ liệu

- Thông tin là những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.

- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, Hình

ảnh và âm thanh.

- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin, ví dụ giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ…- Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

+ Điểm tương đồng giữa thông tin và dữ liệu: Dữ liệu đem lại thông tin nên đôi khi “dữ liệu” cũng được thay bằng “thông tin”. VD: Vật chứa dữ liệu còn được gọi là vật mang tin.

+ Điểm khác nhau thông tin và dữ liệu

Dữ liệu

Thông tin

- Dữ liệu được thể hiện bằng các con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.

- Dữ liệu là độc lập

- Dữ liệu có ý nghĩa

- Thông tin phụ thuộc vào dữ liệu

- Thông tin phụ thuộc vào người tiếp nhận thông tin.

Trả lời:

Câu 1 (SGK T6) 1-b, 2-a, 3-c

Câu 2 (SGK T6)

16:00 0123456789

Dữ liệu

Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789

Thông tin

3. Hoạt động 3: Luyện tập(5 phút)

1. Em hãy dựa vào bảng 1.1 trả lời các câu hỏi

- GV: Trình chiếu bảng 1.1 SGK Trang7

a) Các con số trong bảng là thông tin hay dữ liệu

b) Phát biểu”Tháng 6, Đà nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng tàu” là thông tin hay dữ liệu?

c. Trả lời câu hỏi:”Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?”. Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?

- HS trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, chấm điểm, kết luận.

a) Các con số trong bảng là dữ liệu

b) Phát biểu là thông tin

c, Câu trả lời Huế ít mưa nhất vào tháng 3 trong năm là thông tin

4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)

Câu 2 SGK T7

Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em.

Đáp án: Sách, vở, bảng, tranh, ảnh cho các môn học…

- GV: Trình chiếu trò chơi mảnh ghép và trả lời các câu

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/moi-quan-he-giua-thong-tin-va-du-lieu-a60972.html