Những điều cần biết về ngứa vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt

Ngứa âm đạo trước thời kỳ kinh nguyệt khá phổ biến ở nữ giới. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sự thay đổi nội tiết tố, nhiễm nấm, hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc cũng có thể do sử dụng một vài sản phẩm dành cho kỳ kinh nguyệt gây nên tình trạng ngứa. Tuy nhiên, liệu những biểu hiện này có gây nguy hại tới sức khoẻ người phụ nữ hay không? Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

1. Ngứa âm đạo - vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt

Ngứa âm đạo hay ngứa vùng kín đều có thể do viêm nhiễm âm đạo và thường kèm theo cả viêm âm hộ gây ra tình trạng ngứa, ban đỏ, phồng rộp, đôi khí gây khó khăn khi đi tiểu tiểu và quan hệ tình dục. Ngứa âm đạo cũng được xem như vấn đề phụ khoa khá phổ biến của phụ nữ

2. Nguyên nhân gây ngứa âm đạo trước chu kỳ kinh nguyệt

Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt:

Nhiễm khuẩn âm đạo có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung các đồ dùng có tiếp xúc với vùng kín như quần lót hay đồ chơi tình dục... Nguyên nhân của tình trạng này cũng có thể do người phụ nữ thụt rửa quá nhiều. Tương tự như tình trạng nhiễm trùng nấm men, thì nhiễm khuẩn âm đạo có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Vậy nếu gần tới tháng bị ngứa vùng kín thì bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Những điều cần biết về ngứa vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt

3. Chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt

Để chẩn đoán nguyên nhân của tình trạng ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt thì với từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ thực hiện các phương thức như: với trường hợp nhiễm trùng nấm men bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán thông qua đánh giá các triệu chứng lâm sàng. Hoặc bác sĩ có thể thực hiện lấy mẫu mô trong âm đạo và gửi xét nghiệm để xác định xem nhiễm trùng nấm men hay không và loại nấm gây bệnh thuộc chủng nào. Còn với trường hợp nhiễm khuẩn âm đạo thì có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích dưới kính hiển vi để xác định loại vi khuẩn. Với trường hợp viêm nhiễm trichomonas thì cần thực hiện mẫu dịch âm đạo để chẩn đoán chính xác bệnh.

Các xét nghiệm thường được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt: xét nghiệm pH, độ kết dính và chuẩn bị Potassium hydroxide (KOH). Ban đầu bác sĩ sẽ sử dụng dịch âm đạo để kiểm tra độ pH nếu pH trong khoảng từ 4 đến 6, thì lấy que bông để quét dịch tiết âm đạo lên đầu kính xét nghiệm. Tiếp theo sẽ cố định một đầu với nước muối 0.9% còn một đầu còn lại sẽ cố định với KOH 10%. Khi nhỏ KOH vào dịch tiết mà xuất hiện có mùi cá thối cho thấy kết quả này do sự khuếch tán của amin của vi khuẩn ở âm đạo sản xuất và thường xuất hiện do viêm âm đạo trichomonas. Chính dịch KOH sẽ làm các các tế bào tan hết ngoại trừ sợi nấm nên giúp dễ dàng nhận biết bệnh hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm cố định bằng nước muối cần được thực hiện càng sớm càng tốt bởi vì nếu để lâu sẽ khiến cho việc quan sát vi khuẩn trichomonas khó khăn hơn.

Với phụ nữ tuổi mãn kinh thì do sự sụt giảm estrogen có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng và viêm âm hộ. Vì vậy, những trường hợp này cần được đánh giá sớm để giúp làm giảm nguy cơ ung thư hoặc thậm chí có thể xảy ra các nguy cơ ác tính ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phụ nữ.

Những điều cần biết về ngứa vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt

4. Điều trị ngứa vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho tình trạng ngứa vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm âm đạo để làm dịu tình trạng khô ngứa âm đạo ở thời kỳ này. Đối với tình trạng bị gây kích ứng thì bạn nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm kinh nguyệt lành tính có thể lựa chọn các sản phẩm không có mùi thơm, có thành phần tự nhiên nhiều hơn...

Với trường hợp nhiễm trùng nấm men thì có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm không theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên với một số bệnh nhân cần điều trị cả thuốc kháng nấm bằng đường uống với những trường hợp nhiễm trùng nấm men mãn tính hoặc tái phát nhiều lần.

Trong trường hợp sử dụng thuốc điều trị bạn nên khám và tư vấn bởi bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm cả kem bôi và thuốc chống nấm bằng đường uống để điều trị tình trạng viêm âm đạo theo chu kỳ. Và với một số trường hợp cần được điều trị liên tục trong vòng vài tháng để triệu chứng ngứa giảm dần.

Với tình trạng nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ cũng sẽ thực hiện kê đơn thuốc kháng sinh. Do bệnh nhiễm trùng khác nhau nên mức độ đáp ứng các loại kháng sinh khác nhau vì vậy cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị bệnh đạt hiệu quả.

5. Một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng ngứa vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt

Với những trường hợp có dấu hiệu ngứa vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt có thể áp dụng một số biện pháp ngay tại nhà để giảm thiểu tình trạng này.

Mặc dù các biện pháp trên có thể giúp giảm hiện tượng ngứa vùng kín trước chu kỳ kinh nguyệt, nhưng tốt hơn hết nếu gặp triệu chứng này thì bạn nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa vùng kín. Bởi vì, có thể bạn sẽ bị nhiễm nấm âm đạo hoặc nhiễm khuẩn âm đạo. Và tình trạng này cần được điều trị kê đơn để đạt hiệu quả và tránh tình trạng bệnh tái phát nhiều lần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/co-be-bi-ngua-a61644.html