Sổ mũi: Nguyên nhân, đối tượng, dấu hiệu và phòng ngừa

Chảy dịch mũi (còn gọi là sổ mũi) là trạng thái dịch tại hốc mũi chảy ra nhiều hơn so với trạng thái bình thường. Thông thường, nước mũi chảy theo hai hướng, một là chảy theo đường mũi, hai là chảy vào trong theo đường cổ họng.

Nhiều trường hợp chảy theo cả hai con đường. Nguyên nhân chính dẫn đến sổ mũi có thể do cảm lạnh. Thạc sĩ bác sĩ CKI Trương Trí Tường, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ về triệu chứng sổ mũi và những vấn đề xung quanh.

sổ mũi

Sổ mũi là gì?

Sổ mũi là chất nhầy (dịch mũi) chảy ra khỏi mũi của bạn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân sổ mũi có thể do thời tiết quá lạnh, khi ăn thức ăn cay hoặc do bạn mắc viêm mũi dị ứng, cảm lạnh thông thường. Tình trạng dịch mũi chảy ra quá mức so với trạng thái bình thường được hiểu theo thuật ngữ y khoa là “sổ mũi” hay “chảy dịch mũi”.

Ngoài ra, khi bị viêm mũi, bạn cũng có thể gặp tình trạng chảy dịch mũi. Viêm mũi được hiểu là viêm niêm mạc mũi. Tình trạng này xảy ra khi virus cảm lạnh hoặc các chất gây dị ứng như bụi mịn, phấn hoa xâm nhập vào cơ thể gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang. Lúc này, mũi bắt đầu tiết ra các chất nhầy trong hay nhiều người còn gọi là dịch mũi. Chất nhầy có vai trò “bẫy” virus, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng và “xua đuổi” chúng ra khỏi hệ thống mũi và xoang.

Tình trạng đặc hay lỏng và màu sắc của chất nhầy chảy ra từ mũi có thể khác nhau. Ban đầu, chất nhầy có màu trắng trong suốt. Sau 2-3 ngày, chất nhầy có thể thay đổi màu sắc từ trắng đục hoặc vàng. Đôi khi dịch mũi cũng có thể chuyển sang màu xanh lục.(1)

Ngoài ra, sổ mũi cũng có thể xảy ra với các triệu chứng như sau:

Thông thường, các trường hợp chảy dịch mũi chỉ là tạm thời và có thể khỏi sau khi điều trị dứt điểm nguyên nhân. Nhưng ở một số người là tình trạng mạn tính khó điều trị khỏi hẳn.

bị sổ mũi
Sổ mũi khiến nhiều người bệnh khó chịu.

Đối tượng nào dễ bị sổ mũi?

Đối tượng dễ gặp phải tình trạng sổ mũi bao gồm:

Ngoài ra, còn có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc sổ mũi:

Nguyên nhân gây sổ mũi

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân gây sổ mũi, cùng tìm hiểu cấu trúc mũi và quá trình gây nên dịch mũi:(2)

Vì thế, có hai nguyên nhân chính dẫn đến sổ mũi, bao gồm:

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác, bao gồm:

Bên cạnh đó, sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác, bao gồm nguyên nhân phổ biến và không phổ biến:

Dấu hiệu sổ mũi dễ nhận biết

Dấu hiệu, triệu chứng sổ mũi dễ nhận biết, bao gồm:

dấu hiệu bị sổ mũi
Trẻ em cũng có nguy cơ sổ mũi.

Các trường hợp của sổ mũi

1. Dịch mũi lẫn máu

Dịch mũi lẫn máu có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhất là những người thường xuyên bị sổ mũi. Khi bị dịch mũi lẫn máu có thể kèm theo các triệu chứng như: nghẹt mũi, hắt hơi, rát mũi.

Sổ mũi có dịch lẫn máu không phải là tình trạng hiếm gặp, phần lớn không quá nguy hiểm và có thể tự lành. Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

2. Sổ mũi, nghẹt mũi

Sổ mũi kèm theo nghẹt mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp,… Dịch mũi, nghẹt mũi là tình trạng mà nhiều người gặp phải, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường.

3. Sổ mũi, ho

Ho và sổ mũi thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Những triệu chứng này thường liên quan đến bệnh đường hô hấp. Bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân sổ mũi, ho để có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả cho từng trường hợp. Thông thường, chảy dịch mũi và ho là hậu quả của các bệnh: viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, hen phế quản,…

Cần lưu ý khi ho và sổ mũi kéo dài, không nên tự ý mua thuốc, nên khám bác sĩ để tình trạng không nghiêm trọng hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ hô hấp.

4. Sổ mũi, sốt

Sổ mũi, sốt tuy không để lại biến chứng nguy hiểm nhưng cần điều trị nội khoa bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thì bệnh sẽ mau chóng khỏi. Ngoài triệu chứng dịch mũi, sốt, người bệnh còn có thể bị ho, có đờm, nghẹt mũi,…

5. Sổ mũi, đau họng

Tình trạng sổ mũi, đau họng là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, có thêm các triệu chứng giống như cảm lạnh như hắt hơi, nghẹt mũi, sốt nhẹ,… Tuy nhiên, bạn cần đi khám để xác định đúng nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

6. Sổ mũi, nhức đầu

Sổ mũi, nhức đầu có thể là do viêm xoang, xuất hiện thêm các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu như nghẹt mũi, đau nhức liên tục, nước mũi có màu vàng hoặc xanh, ho có đờm liên tục,…

7. Sổ mũi, có đờm

Sổ mũi, có đờm thường đi kèm với các triệu chứng: ho nhiều, hôi miệng, buồn nôn khi dịch đờm di chuyển đến họng, có cảm giác nghẹn ở cổ họng,… Dịch mũi, có đờm xuất phát từ nhiều nguyên nhân: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thời tiết thay đổi đột ngột, thời kỳ mang thai,…

8. Sổ mũi, ù tai

Sổ mũi, ù tai là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này có thể biểu hiện một số bệnh sau: cảm cúm, viêm họng cấp, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ung thư vòm họng,…

9. Sổ mũi, hắt xì

Sổ mũi, hắt xì liên tục, khả năng cao là bệnh viêm mũi dị ứng, hay gặp ở những người trưởng thành. Triệu chứng viêm mũi dị ứng gây không ít phiền toái và khó chịu cho người bệnh.

Chảy dịch mũi, hắt xì liên tục nếu không điều trị dứt điểm, có thể gây nên nhiều biến chứng như: phù nề gây nghẹt mũi, niêm mạc mũi bị thoái hóa, viêm phế quản, viêm tai giữa,…

10. Sổ mũi mất khứu giác

Sổ mũi nhưng mất khứu giác có thể do phù nề niêm mạc trong mũi, tắc nghẽn không cho mùi xâm nhập vào vùng mũi. Nguyên nhân có thể kể đến như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm, mắc Covid-19,…

11. Sổ mũi, mất vị giác

Sổ mũi, mất vị giác xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm siêu vi. Người bệnh sổ mũi, mất vị giác, mất khứu giác cần khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán.

12. Sổ mũi có mùi hôi

Sổ mũi với nước mũi có mùi hôi gây khó chịu, mất tự tin. Cần tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm. Tình trạng này có thể do: viêm xoang, viêm amidan, chảy dịch mũi sau, polyp mũi,…

Biến chứng của sổ mũi

Sổ mũi có thể xảy ra nhiều biến chứng nhưng có thể được điều trị:

Điều trị khi bị sổ mũi

1. Điều trị sổ mũi bằng thuốc

Thông tin về các loại thuốc điều trị sổ mũi chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên khám bác sĩ tai mũi họng để được kê đơn. Không được tự ý sử dụng thuốc để tránh những biến chứng không mong muốn. Tùy nguyên nhân gây dịch mũi, sẽ có các loại thuốc đặc trị phù hợp:

Tuy nhiên, những loại thuốc này không khuyến khích sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.

xịt mũi
Sổ mũi nên được thăm khám để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

2. Điều trị sổ mũi tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc, khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, bạn nên áp dụng một số cách hỗ trợ điều trị sổ mũi tại nhà hiệu quả:

Làm sao để phòng ngừa sổ mũi?

Sổ mũi là triệu chứng của một số bệnh có thể lây lan, dưới đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa sổ mũi hiệu quả:(3)

Thắc mắc hay gặp

1. Bị sổ mũi nên làm gì?

Khi bị sổ mũi, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này để điều trị hiệu quả, dứt điểm.

2. Bị sổ mũi nên ăn uống gì?

Nên lưu ý một số vấn đề sau khi ăn uống:

3. Bị sổ mũi có lây không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sổ mũi mà xác định sổ mũi có lây hay không. Thông thường, nếu sổ mũi do nhiễm virus, Covid-19 thì rất dễ lây lan.

4. Bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không?

Sổ mũi không gây nguy hiểm nhưng bị sổ mũi lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nhẹ. Để tránh những biến chứng không mong muốn, người bệnh cần điều trị dứt điểm bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, tuyệt đối không được chủ quan tránh bệnh càng thêm nặng.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sổ mũi là tình trạng phổ biến, nhưng nếu gặp phải các trường hợp sau, bạn cần đến khám bác sĩ:

Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM được nhiều người lựa chọn khám, điều trị các bệnh về tai mũi họng. Trung tâm Tai Mũi Họng sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm với chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại, giúp điều trị hiệu quả tình trạng sổ mũi.

Sổ mũi có thể là tình trạng tạm thời nhưng lại gây khó chịu cho nhiều người. Bạn có thể khám tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để điều trị dứt điểm khi bị sổ mũi và các triệu chứng khác.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/cach-chua-so-mui-o-nguoi-lon-a65193.html