Một số nhà khoa học phải cống hiến cả cuộc đời họ để phát minh ra một công cụ, phương pháp đột phá, mang tính cách mạng cho những vấn đề mắc phải trên thế giới trong hàng thế kỷ. Thế nhưng, cũng không hiếm những trường hợp đơn thuần bằng một cách nào đó đã "vô tình" chạm tay vào vinh quang, cho ra đời những phát minh vĩ đại mà đến nay vẫn còn được áp dụng rộng rãi.
Dù bằng phương pháp nào đi chăng nữa, chúng ta cũng nên cảm thấy biết ơn và may mắn vì tựu chung lại, chúng đều có chung mục đích là xây dựng, kiến thiết nên một thế giới tốt đẹp hơn bao giờ hết.
Dưới đây là danh sách những phát minh "tình cờ" trong quá khứ, nhưng kết quả thì bất ngờ không kém:
Sản phẩm đất sét chính thức ra đời vào năm 1957.
Nhà phát minh: Joseph McVicker, Chủ tịch công ty Kutol Products - một hãng sản xuất xà-bông tại Cincinnati, Ohio.
Mục đích ban đầu: Những năm đầu thập niên 1950, công ty Kutol đã chế tạo thành công một loại bột đất sét đặc biệt có công dụng loại bỏ các vết đen do bồ hóng gây ra trong những căn nhà sử dụng than, củi để nấu nướng và sưởi ấm. Nhưng theo như số liệu từ Christian Science Monitor, người dân đã sớm có xu hướng chuyển đổi từ loại hình than củi sang sử dụng gas, dẫn đến nguy cơ thua lỗ nghiêm trọng cho công ty.
Diễn biến và kết quả: McVicker khi đó nhớ lại bài học ngày xưa được chị ông dạy cho về việc sử dụng những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo của đất sét. Và cuối cùng vào năm 1957, với quyết định đúng đắn của mình - biến thiết kế trên trở thành một loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn - đã giúp mang lại cho công ty hàng triệu USD.
Thật không thể tin được sản phẩm này được tìm ra bởi một cậu bé 11 tuổi.
Nhà phát minh: Frank Epperson, khi mới... 11 tuổi.
Mục đích ban đầu: Năm 1905, trong khi đang vui chơi cùng với gia đình ở sân sau nhà tại San Francisco, Epperson vô tình dùng một chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một chiêc cốc để đùa nghịch, sau đó bỏ quên đống hỗn độn ấy bên ngoài và trở vào bên trong nhà.
Diễn biến và kết quả: Sáng hôm sau (theo nguồn tin từ Gizmodo), Epperson phát hiện ra một "que kẹo băng" ở đó. Cậu bé đã đặt tên cho sản phẩm này theo tên của chình mình: Eppsicle, rồi dần dần khoe và làm nó cho các bạn cùng trang lứa, cho đến cả những đứa con của mình. Những đứa trẻ khi ấy gọi tên chiếc que của cậu là Popsicle, vì được làm từ soda nên khi nếm sẽ có hiện tượng nổ li ti, cho nên vào năm 1923, anh đã đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế này, chính thức đánh dấu sự ra đời của kem que - sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại mỗi khi mùa hè đến.
Đồ chơi lò xo uốn này được phát minh bởi một kỹ sư hải quân.
Nhà phát minh: Richard Jones, Kỹ sư Hải quân.
Mục đích ban đầu: Năm 1943, John đang tham gia vào quá trình chế tạo một dụng cụ đồng hồ đo cho mức năng lượng trên những chiến hạm.
Diễn biến và kết quả: Khi ấy, John tập trung vào nghiên cứu lò xo ép. Bỗng nhiên một lần đang mải thiết kế thì một chiếc lò xo rơi xuống sàn, và tiếp tục nảy qua nảy lại cho đến khi mãi sau mới chịu nằm yên trê mặt đất. Sau một vài lần sửa đổi, đồ chơi Slinky đã chính thức ra đời.
Sản phẩm của John Pemberton ra đời rất được ưa chuộng và sau đó mới đổi tên thành Cola cola.
Nhà phát minh: John Pemberton, Dược sĩ.
Mục đích ban đầu: Sống tại Atlanta những năm 1880, Pemberton kinh doanh một loại xi-rô làm từ rượu và chiết xuất từ cây coca, với tên gọi "Rượu Coca Pháp nhãn hiệu Pemberton", được quảng cáo là có tác dụng chữa đau đầu và chứng lo lắng, bồn chồn.
Diễn biến và kết quả: Năm 1885, Atlanta nghiêm cấm mọi hình thức buôn bán đồ uống có cồn, vì vậy Pemberton đành loại bỏ nguyên liệu trên khỏi sản phẩm của mình, chỉ còn lại dung dịch coca là yếu tố chính dùng để hòa với nước muối khoáng, tạo nên một loại soda. Thật bất ngờ, kết quả sau đó lại trở nên được ưa chuộng vô cùng vào thời điểm ra mắt, sau này lấy tên Coca-Cola.
Chiếc bánh quy đặc biệt ra đời trong khi mục đích ban đầu chỉ là làm những chiếc bánh quy thông thường.
Nhà phát minh: Ruth Wakefield, Chủ công ty Toll House.
Mục đích ban đầu: Wakefield đơn giản chỉ muốn... làm vài chiếc bánh quy thông thường.
Diễn biến và kết quả: Năm 1930, trong lúc trộn một mẻ bánh, Wakefield chợt nhận ra mình hết nguyên liệu socola. Để ứng biến, cô đã bẻ vụn số socola còn lại thành những mảnh bé hơn và tiếp tục trộn vào bột làm bánh. Cô định nướng chảy số vụn socola ấy, hòa cùng nhân bánh nhưng không, những mảnh vụn đó vẫn "cứng đầu", không hề bị ảnh hưởng, để rồi cuối cùng cho ra một loại bánh quy đặc biệt mới.
Món khoai tây cắt lát chiên được tìm ra bởi đầu bếp tại Carey Moon Lake House.
Nhà phát minh: George Crum, Đầu bếp tại Carey Moon Lake House, nằm ở Saratoga Springs, New York.
Mục đích ban đầu: Crum khi ấy đang cố gắng phục vụ món khoai tây Pháp do một khách hàng đặt vào mùa hè 1853.
Diễn biến và kết quả: Khách hàng đó liên tục gửi trả lại món ăn đã phục vụ, yêu cầu phải thái lát mỏng hơn và giòn hơn nữa. Crum đã mất bình tĩnh, cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn rồi chiên chúng sao cho "khô cứng" nhất có thể. Nhưng không ngờ là rất nhiều người thích nó và đặt mua rất nhiều.
Máy điều hòa nhịp tim được phát minh thành công vào năm 1951.
Nhà phát minh: John Hopps, Kỹ sư điện tử.
Mục đích ban đầu: Hopps khi ấy đang tiến hành một vài nghiên cứu về hiện tượng hạ thân nhiệt ở người và cố gắng áp dụng công nghệ tần số radio để hồi phục và làm nóng cơ thể trở lại.
Diễn biến và kết quả: Trong khi mải mê thí nghiệm, ông khám phá ra rằng nếu trái tim con người ngừng đập vì thân nhiệt giảm xuống, chúng ta vẫn có thể cứu nguy bằng cách sử dụng những kích thích nhân tạo từ bên ngoài. Từ đó, qua nhiều phân tích chuyên sâu, máy điều hòa nhịp tim đã được phát minh thành công vào năm 1951.
Sản phẩm đồ chơi này ra đời khi mục đích ban đầu là thử nghiệm ứng dụng silicon thay cho cao su.
Nhà phát minh: James Wright, Kỹ sư điện.
Mục đích ban đầu: Trong thời gian diễn ra Thế chiến II, chính phủ Mỹ yêu cầu nguồn cung cấp cao su cho việc sản xuất lốp máy bay, giày ủng và những thứ liên quan. Wright khi ấy đang thử nghiệm ứng dụng silicon thay cho cao su, vì độ phổ biến rộng rãi của nó thời bấy giờ.
Diễn biến và kết quả: Trong một lần thử đặc tính của dầu silicon vào năm 1943, Wright cho thêm boric acid vào hợp chất ban đầu. Kết quả cho ra là một thứ chất nhầy nhụa, có khả năng nảy cao. Khi đó ông không thể nghĩ ra mục đích sử dụng gì cho thứ này, rồi sau đó chợt lóe lên ý tưởng biến nó thành một loại đồ chơi thú vị và tuyệt vời cho trẻ em.
Thời điểm Spencer nhận ra mình vừa chế tạo thành công cỗ máy đồng nghĩa với một khám phá mang tính chất cách mạng của thời đại.
Nhà phát minh: Percy Spencer, Kỹ sư Tập đoàn Raytheon.
Mục đích ban đầu: Năm 1946, Spencer đang tham gia vào dự án nghiên cứu ứng dụng của radar cùng một ống chân không.
Diễn biến và kết quả: Trong khi thực hiện thí nghiệm với ông tuýp, một thanh kẹo trong túi Spencer đột nhiên bị chảy ra. Ngay lập tức, ông lấy thêm vài lõi ngô còn nguyên vẹn đặt gần thiết bị trên, và chúng cũng bắt đầu "nổ". Đó là thời điểm Spencer nhận ra mình vừa chế tạo thành công cỗ máy đồng nghĩa với một khám phá mang tính chất cách mạng của thời đại.
Albert Hofmann không ngờ rằng, sản phẩm mà mình vô tình tìm ra lại trở thành mặt hàng thường xuyên của thế giới ngầm.
Nhà phát minh: Albert Hofmann, Chuyên gia hóa học.
Mục đích ban đầu: Ông đang trong quá trình nghiên cứu chất dẫn xuất của acid kết tinh từ nấm cựa lúa mạch (LSD) trong phòng thí nghiệm tại Basel, Thụy Sỹ năm 1938.
Diễn biến và kết quả: Hoffman tình cờ nuốt một lượng LSD trong lúc mải xem xét những đặc tính của nó. Sau đó ông đã khởi đầu cho một thời kỳ lan tỏa rộng khắp của loại ma túy này, trở thành một mặt hàng thường xuyên của thế giới ngầm.
Chất tạo ngọt được tìm thấy khi Constantine cố gắng tìm ra nguyên liệu thay thế cho nhựa đường.
Nhà phát minh: Constantine Fahlberg, Nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins.
Mục đích ban đầu: Cố gắng tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế cho nhựa đường chiết xuất từ than đá vào năm 1879.
Diễn biến và kết quả: Một ngày bình thường như bao ngày khác, trở về nhà sau giờ làm việc, ông phát hiện ra bánh quy vợ làm hôm nay ngọt hơn thường lệ. Nguyên liệu bí mật của vợ ông hóa ra lại trở thành nguồn gốc cho chất tạo ngọt sau này.
Điểm đặc biệt của chất dính chế tạo bởi Silver là bạn có thể đính một vật có trọng lượng nhỏ trên đó.
Nhà phát minh: Spencer Silver and Art Fry, làm việc tại Phòng thí nghiệm 3M.
Mục đích ban đầu: Năm 1968, Silver tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm, nhưng không biết sử dụng nó vào việc gì.
Diễn biến và kết quả: Điểm đặc biệt của chất dính chế tạo bởi Silver là bạn có thể đính một vật có trọng lượng nhỏ lên đó, một mảnh giấy chẳng hạn, dính lên hoặc bỏ đi khỏi bề mặt mà không làm hư hại gì cả. Hơn nữa, độ dính của sáng chế trên rất lâu, có thể được dùng dán lại nhiều lần. Tuy nhiên, mọi cố gắng tìm kiếm ứng dụng thật sự trong đời sống của sản phẩm này vẫn chưa đâu vào đâu.
Vài năm sau, đồng nghiệp của ông - Fry - vốn đang bực tức vì không thể tìm ra cách gì để dán một số giấy tờ lên cuốn sách hợp ca của mình tại nhà thờ. Và từ đó, ý tưởng lớn gặp nhau, giấy nhớ đã được ra đời (dù phải đến năm 1980 mới trở nên phổ biến).
Dung dịch chống bám bẩn được phát minh bởi Pasty Sherman.
Nhà phát minh: Patsy Sherman, Chuyên gia hóa học tại 3M.
Mục đích ban đầu: Năm 1953, Sherman đã được nhận vào làm việc cho một dự án phát triển ứng dụng của cao su có khả năng không bị ăn mòn và phân hủy khi tiếp xúc với nhiên liệu của áy bay phản lực.
Diễn biến và kết quả: Một trợ lý của cô vô tình đánh đổ dung dịch thí nghiệm của Sherman lên giày của mình. Sau đó, cô nhận rằng trong khi hầu hết giày của cô trợ lý bị bẩn xung quanh thì chỗ bị đổ vào lại "miễn nhiễm". Sau đó, Sherman đã tái kế hoạch dự án và tập trung nghiên cứu hợp chất kháng khuẩn trên, được biết tới với cái tên Scotchgard.
Mục đích ban đầu là làm mềm ngũ cốc để chế biến món yến mạch.
Nhà phát minh: John and Will Kellogg, Hai anh em cùng có đam mê khởi nghiệp.
Mục đích ban đầu: Họ đơn thuần chỉ đang tìm cách làm mềm hạt ngũ cốc để chế biến món yến mạch trộn.
Diễn biến và kết quả: Năm 1898, hai anh em tình cờ bỏ quên một nồi ngũ cốc còn đang luộc trong lò trong vòng tận vài ngày. Hỗn hợp đó đã dần bị thiu và mốc, nhưng thành phần còn lại được tạo ra từ đó lại cứng và dày hơn hẳn. Tò mò, họ đã thử thí nghiệm lại, và cuối cùng cũng loại bỏ được hỗn hợp ôi thiu đáng ghét kia, giữ lại sản phẩm cuối cùng như ngày nay.
Penicillin được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh lây lan cũng như viêm nhiễm.
Nhà phát minh: Alexander Fleming, Nhà khoa học.
Mục đích ban đầu: Thật nực cười là Fleming đang tìm kiếm một phương thuốc "chữa bách bệnh" trên đời. Tuy nhiên, cho đến khi ông nhận ra nghiên cứu trên là vô ích, thì một bước ngoặt cuộc đời mới xảy đến với ông.
Diễn biến và kết quả: Năm1928, Fleming nhận thấy một đĩa cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm mà ông đã bỏ đi không dùng đến bỗng xuất hiện một loại nấm có khả năng phân rã toàn bộ vi khuẩn xung quanh nó. Khi được cấy ghép và nuôi dưỡng trong môi trường riêng, ông khám phá ra một nhân tố kháng sinh bên trong - penicillin - có thể được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh lây lan cũng như viêm nhiễm. Thành quả thu được là tỷ lệ tử vong do các loại bệnh trên giảm đáng kể, chỉ còn bằng 1/20 so với thời điểm năm 1900.
Tia X có khả năng xuyên qua mọi vật thể, kể cả con người.
Nhà phát minh: Wilhelm Röntgen, Nhà Vật lý học.
Mục đích ban đầu: Röntgen khi ấy đang vật lộn với những thí nghiệm về ống catôt, cũng là lúc ông phát hiện ra tia phóng xạ có khả năng xuyên qua tấm bìa cho bên ngoài của ống, tác động lên một hợp chất phía sau làm nó phát sáng lên.
Diễn biến và kết quả: Những nghiên cứu tiếp theo càng chỉ ra rằng ông đã tạo ra một loại bức xa mới, đặt tên là "tia X", có khả năng xuyên qua hầu hết mọi vật thể, kể cả da thịt con người.
Đây là sản phẩm cực kỳ thông dụng được cả thế giới ưa chuộng vì sự tiện lợi của nó.
Chiếc khóa dán này được cấp bằng sáng chế vào năm 1955. Đây là sản phẩm cực kỳ thông dụng được cả thế giới ưa chuộng vì sự tiện lợi của nó.
Vào năm 1995, khi dẫn chú chó cưng của mình đi dạo trong cánh rừng, kỹ sư điện người Thụy Sĩ, ông George De Mestral phát hiện những cạnh sắc của quả cây ngưu bàng bám đầy lên quần áo của ông và của con chó.
Khi quan sát các cạnh sắc này dưới kinh hiển vi, ông thấy có hàng ngàn cái móc nhỏ xíu dính lên các vòng nhỏ trong quần áo. Trong đầu ông đột nhiên nghĩ tới một loại khóa 2 mặt mà sau này ông viết về phát minh của mình: "Một mặt có các móc cứng như cạnh sắc, mặt kia lại có các vòng mềm mại như các sợi vải trong quần của tôi”.
Ông đã thử nghiệm với rất nhiều các loại vật liệu và phát hiện ra nylon là thứ hoàn hảo nhất. Thế là khóa dán 2 mặt, sự kết hợp giữa nhung và móc đã ra đời.
Trong công cuộc biến những thứ không phải vàng thành vàng, một nhà giả kim đã tìm ra phốt pho.
Một nhà giả kim thuật người Đức, Hennig Brand đã tình cờ ra phát hiện ra "phốt pho" vào năm 1669 trong khi đang thực hiện thí nghiệm cô cạn nước tiểu để biến những thứ kim loại không quý thành vàng. Mặc dù Brand không thể hoàn thành mục tiêu ban đầu của mình là chuyển nước tiểu thành vàng song cuối cùng ông cũng đã khiến giới khoa học phải bất ngờ vì đã khám phá ra một chất cặn màu lục có thể phát sáng rực rỡ trong bóng tối, thứ mà chúng ta vẫn thường gọi là phốt pho - nguyên tố thứ 15 trong bảng tuần hoàn hóa học.
Các nhà giả kim thuật đời trước đã thử nghiệm rất nhiều cách điều chế khác nhau với hy vọng có thể biến những thứ không phải vàng thành vàng. Năm 1669, một nhà giả kim của Đức tên là Hennig Brand đã tìm ra phốt pho trong một cuộc tìm kiếm như vậy. Trong thí nghiệm của mình, ông đã dùng khoảng 1.100 lít nước tiểu, dự trữ chúng trong nhiều ngày cho đến khi phát ra mùi khó chịu. Sau đó, ông cho đun sôi chỗ nước tiểu ở nhiệt độ cao, biến nó thành một hỗn hợp với hy vọng sẽ tạo ra chất có thể biến các kim loại thường thành vàng.Tuy nhiên, thay vì tìm ra được phương thức tinh chế vàng,nhà giả kim thuật Brandlại tìm thấy một chất cặn phát sáng kỳ lạ nằm ở dưới đáy bình cầu trong quá trình cô cặn nước tiểu.
Chất độc này độc đến nỗi, chỉ cần rơi một giọt ra ngoài cũng khiến người ta chóng mặt, co đồng tử và khó thở.
Năm 1936, Gerhard Schrader và nhóm của ông đã khám phá ra một loại “chất độc thần kinh" mới ở Đức trong khi được giao nhiệm vụ phát triển và nghiên cứu thuốc trừ sâu. Sau 2 năm nghiên cứu chuyên sâu, một hợp chất hữu cơ có độc tính cực mạnh ra đời và được đặt tên là "Tabun". Tabun độc đến nỗi trong một lần bất cẩn làm rơi một giọt xuống ghế phòng thí nghiệm, Schrader và các đồng nghiệp của ông ngay lập tức cảm thấy chóng mặt, co đồng tử và khó thở.
Nhiều người cho rằng, bản chất chết người của loại chất độc thần kinh này sẽ khiến nhiều người phải bỏ mạng trong quá trình nghiên cứu. Nhưng trên thực tế, chính nhà hóa học người Đức tên là Gerhard Schrader và nhóm của ông mới là nạn nhân khi phải đối diện với nhiều nguy hiểm đến tính mạng như khó thở, mất khả năng nghe nhìn tạm thời khi nỗ lực làm việc với hy vọng chấm dứt nạn đói trên thế giới. Làm việc cho IG Farben, trong một phòng thí nghiệm ở Leverkusen với nhiệm vụ tạo raloại thuốc trừ sâu mới,Schrader đã tình cờ phát hiện ra một hợp chất không màu vô cùng độc được cho là có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng.
Tuy nhiên, sau một thời gian phát hiện, nhóm nghiên cứu của Schrader đã nhận thấy độc tính quá lớn của Tabun bởi chỉ cần một giọt nhỏ của chất này rò rỉ ra ngoài cũng đã gây ảnh hưởng xấu đến con người. Trong Thế chiến II, Đức quốc xã đã triệu tập Schrader về tập trung nghiên cứu với mục đích phát triển và sản xuất Tabun như một loại vũ khí hóa học.
Nhà khoa học Charles Goodyear người Mỹ đã dành một thập kỷ trong cuộc đời của mình để tìm cách làm cho cao su sử dụng một cách dễ dàng hơn và có khả năng chống nóng, lạnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu của ông đều thất bại.
Cho đến một ngày, ông tình cờ đổ hỗn hợp lưu huỳnh, cao su vào một lò nấu nóng. Dưới nhiệt độ cao, cao su nóng chảy nhưng không bị hủy hoại, tạo thành hợp chất không thấm nước, chống ăn mòn. Từ phát hiện này của Charles Goodyear, rất nhiều các sản phẩm cao su lưu hóa đã ra đời và được sử dụng ở khắp mọi nơi.
Quinin là một hợp chất chống sốt rét có nguồn gốc từ vỏ cây. Bây giờ chúng ta thường tìm thấy nó trong nước khoáng có pha hương vị quinin, cũng như trong các loại thuốc điều trị sốt rét.
Các nhà truyền giáo Dòng Tên (Jesuits) tại Nam Mỹ sử dụng quinine để điều trị bệnh sốt rét ngay từ những năm 1600. Nhưng truyền thuyết kể rằng, họ học hỏi kinh nghiệm người Andean bản địa.
Câu chuyện liên quan đến một người đàn ông Andean bị lạc trong rừng và mắc bệnh sốt rét. Do cảm thấy khát, anh ta uống nước trong một vũng nước dưới gốc cây quina-quina.
Vị đắng của nước khiến anh lo sợ rằng mình đã uống một thứ gì đó sẽ làm cho bệnh nặng hơn, nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Sau khi tình trạng sốt giảm xuống, anh ta có thể tìm đường về nhà và chia sẻ về loài cây chữa bệnh cho những người khác.
Năm 1957, hai kỹ sư người Thụy Sỹ là Alfred W. Fielding và Marc Chavannes đã cố gắng tạo ra một loại giấy dán tường, với thiết kế nổi bật hơn những loại giấy dán có sẵn.
Bằng cách dán 2 lớp màng với nhau, họ đã thành công khi tạo ra loại giấy dán tường mới có bề mặt ráp và trông khá đặc biệt, nhưng rốt cuộc chẳng ai chịu mua chúng.
Mãi tới năm 1959, một nhân viên marketing đã nảy ra ý tưởng sử dụng giấy dán tường mà Alfred W. Fielding và Marc Chavannes tạo ra để làm lớp đệm bảo vệ máy tính, qua đó giúp chúng không bị va đập, đổ vỡ khi di chuyển đến tay khách hàng.
Ngày nay, loại giấy dán này được biết đến với tên gọi xốp hơi bong bóng, được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành nghề như công nghiệp thực phẩm, xây dựng, y tế, thời trang…
Vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu tại công ty dược phẩm Pfizer đang nghiên cứu một loại thuốc mới để điều trị chứng huyết áp cao và đau thắt ngực.
Thuốc này tên là Sildenafil, và được họ thử nghiệm trên các tình nguyện viên nam. Thật không may, sản phẩm có rất ít tác dụng đối với chứng đau thắt ngực.
Thay vào đó, các bệnh nhân đã báo cáo một tác dụng phụ gây chú ý: dương vật của họ cương cứng từ ít nhất 30 đến 60 phút sau khi dùng thuốc.
Pfizer không mất nhiều thời gian để nhận ra tiềm năng to lớn của loại thuốc này, và đã nhanh chóng cấp bằng sáng chế vào năm 1996. Đến nay, sản phẩm này đã được sử dụng trong điều trị chứng rối loạn cương dương cho hơn 30 triệu nam giới chỉ tính riêng tại Mỹ.
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/nhung-phat-minh-tinh-co-va-bat-ngo-a66297.html