Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
Bạn có thể khó cắt móng tay cho trẻ sơ sinh bởi lúc này móng của trẻ sơ sinh khá nhỏ, mỏng. Tuy nhiên, bé sẽ dễ tự cào gây trầy xước da nếu không cắt và móng sẽ dài. Từ tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, móng tay của bé bắt đầu hình thành. Móng tay của trẻ trái ngược với của người lớn, chúng khá mềm mỏng và dài ra khá nhanh, trung bình mỗi tuần cần cắt cho bé 1 lần.
Giai đoạn này bé vẫn chưa thể kiểm soát được các cử động của tay và chân, do đó bé có thể vô tình làm trầy xước khuôn mặt và cơ thể mình nếu móng tay không được cắt tỉa gọn gàng.
Để ngăn ngừa tình trạng khó chịu khi móng mọc ngược, cần cắt móng tay kịp thời cho trẻ. Bé có thể tự gây thương tích cho mình khi phần mép của móng tay bắt đầu phát triển ở vùng da liền kề, gây đau và sưng. Vì vậy, cần thường xuyên cắt móng tay một cách an toàn cho trẻ.
Móng tay của trẻ có những cạnh sắc rất nguy hiểm mặc dù chúng khá mềm mại và mỏng. Vì vậy, để tránh tạo nên các vết thương không đáng có khi trẻ quơ tay, cần cắt móng tay thường xuyên cho trẻ.
Móng tay và móng chân của trẻ sơ sinh còn nhỏ xíu do vậy cần sử dụng bấm móng tay hoặc kéo với kích thước phù hợp khi cắt móng cho trẻ.
Các đầu ngón tay của bé sẽ dễ bị tổn thương nếu bé cựa quậy không yên trong quá trình cắt móng tay. Vì vậy, cần lưu ý thời điểm cắt móng tay cho trẻ.
Cần lưu ý giữ bàn tay của bé sao cho chừa phần móng tay với các đầu các ngón tay và cắt cẩn thận theo đường cong của ngón tay trong quá trình cắt móng tay cho trẻ.
Sẽ có lúc xảy ra sai sót, do đó, để đề phòng trường hợp nếu chẳng may cắt vào phần da của trẻ, hãy chuẩn bị một số dụng cụ để sơ cứu cho trẻ..
Đối với móng chân của trẻ, dù không phải cắt tỉa thường xuyên như móng tay nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc cho trẻ cẩn thận và an toàn. Bạn có thể phải cắt móng tay cho trẻ vài lần một tuần trong khi móng chân có thể cắt tỉa không thường xuyên lắm bởi móng tay của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh.
Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ (AAP), không nên dùng răng để cắn móng tay cho trẻ khi chúng dài ra vì việc này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao ở trẻ. Bạn có thể sẽ vô tình đưa vi trùng từ miệng của bạn vào bất kỳ vết xước nhỏ nào trên ngón tay bé khi làm theo cách này. Bạn sẽ khó quan sát được những gì bạn đang làm bởi ngón tay của trẻ rất nhỏ so với răng của bạn, điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình bạn thực hiện. Tốt nhất nên lựa chọn bộ dụng cụ bấm móng riêng cho trẻ.
Bạn cần chắc chắn có đủ ánh sáng để thấy rõ những thao tác mình đang làm trong khi cắt móng cho bé. Để cắt phần móng được dễ dàng và an toàn, hãy ấn phần mềm của đầu ngón tay bé xuống.
Nên dùng dũa để làm mịn phần móng mới thô ráp sau khi cắt. Các bác sĩ cũng khuyên chỉ nên dùng dũa để làm ngắn móng tay của bé trong những tuần đầu tiên sau khi sinh vì móng tay và móng chân của bé còn rất mềm
Cắt theo đường cong của móng là cách tốt nhất. Móng sẽ dễ bị mọc ngược vào trong nếu móng bị cong, do đó, tránh cắt cong ở các cạnh.
Trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng móng nếu bạn cắt sâu vào móng tay trẻ. Bên cạnh đó, bạn đừng cắn móng tay. Có nhiều vi khuẩn trong miệng của người lớn, do đó khi cắn, chúng có thể truyền sang cho bé, dẫn đến nhiễm trùng. Cắn móng cho bé có vẻ là lựa chọn an toàn hơn cắt nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Sau khi tắm, móng của trẻ sẽ trở mềm hơn và dễ cắt hơn do đó bạn nên cắt móng tay cho trẻ vào thời điểm này. Bạn phải giảm lực và cắt cẩn thận vì móng mềm nếu không sẽ làm xước móng của trẻ.
Bạn có thể đợi đến khi bé ngủ say rồi cắt để giảm nguy cơ gặp sự cố khi cắt móng tay. Bạn có thể thoải mái cắt tỉa móng tay cho bé bởi lúc này bé sẽ không di chuyển hoặc cử động.
Bạn đừng tự trách mình nếu vô tình cắt phải ngón tay của bé bởi ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Đừng lo lắng. Hãy rửa sạch bằng nước và đè chặt bằng miếng vải hoặc bông gòn khoảng vài phút và ấn nhẹ vào vết thương nếu ngón tay của bé bắt đầu chảy máu. Có thể dùng băng keo cá nhân quấn lại vết thương. Khi máu ngưng chảy, chú ý quan sát theo dõi trẻ vì trẻ có thể cho tay vào miệng và ngậm khi dùng băng keo cá nhân. Vỗ về, an ủi trẻ cho đến khi trẻ ngừng khóc.
Để tránh sự chú ý của trẻ, bạn có thể không cần phải quấn băng vết thương vì như vậy sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, làm tuột băng hoặc gây mất vệ sinh. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất trong trường hợp vết thương không ngừng chảy máu.
Cắt móng tay cho trẻ là việc cha mẹ cần thực hiện mỗi tuần, đặc biệt, trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/mong-tay-tre-em-a66660.html