phong tục cưới hỏi đầu tiên là lễ chạm ngõ là được ví như lễ ra mắt giữa nhà trai và nhà gái cho hai bên được phép tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân. Nhưng trên thực tế, đây là một cách để hai bên gia đình hiểu nhau, thân thiết hơn nên không cần lễ vật, chỉ cần mang theo trầu, cau hoặc hoa quả. Dù là nghi thức đơn giản, nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ chạm ngõ vì cho rằng nếu hai gia đình không quen biết nhau từ trước mà tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới cho con cái sẽ là đường đột. Tuy nhiên, về chức năng, nếu bỏ qua nghi thức này mà tiến thẳng vào đám hỏi và đám cưới sẽ có chút đường đột, ngang tắt. Vì thế, dù không quá quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua lễ chạm ngõ.
Lễ ăn hỏi là ngày mà đôi uyên ương siết chặt nhau, là hai bên gia đình chấp nhận hai bạn là của nhau. Chấp nhận cô dâu và chú rể của hai gia đình. Theo phong tục thì nhà trai cần chuẩn bị như sau: - Khay trầu rượu có đủ nhạo và ly - Hai hộp bánh - Trái cây - Lợn sữa quay và xôi gấc - Bánh xu xê (phu thê) - Tiền nạp tài (tiền nát) - Một cặp rượu - Một cặp trà song hỉ - Đôi đèn cầy hình long phụng - Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn - Nữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)
phong tục cưới hỏi sau lễ ăn hỏi sẽ là lễ xin dâu, trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.
phong tục cưới hỏi sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật để đón cô dâu về nhà. Và trong ngày trọng đại đó gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang, hạnh phúc.
phong tục cưới hỏi tiếp đến sẽ tổ chức đãi tiệc nhầm thông báo tin kết hôn với quan viên hai họ, bạn bè và người thân. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc. Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể.
Phong tục cưới hỏi cuối cùng là sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ.Để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà. Cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể.
Đây có thể nói là những nghi thức phong tục cưới hỏi cơ bản của người Việt Nam. Linh Nga Bridal chúc các bạn luôn hạnh phúc trong ngày trọng đại của mình nhé !
Hãy liên hệ ngay với Linh Nga Bridal qua email: linhngabridal@gmail.com hoặc contact@linhnga.vn. Chúng tôi luôn lắng nghe những nguyện vọng và sẵn sàng đồng hành để cùng nàng “chạm tới giấc mơ công chúa”.
Ngoài ra, nàng có thể cập nhật thêm các thiết kế váy cưới đẹp nhất tại fanpage LinhNga Bridal và instagram @linhngaworld. Nàng vui lòng truy cập website linhnga.vn để biết thêm thông tin chi tiết.
NGHI LỄ THÀNH HÔN GỒM NHỮNG GÌ?
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/thu-tuc-cuoi-a70265.html