12 chòm sao hoàng đạo và truyền thuyết về những chòm sao này. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
Athamas, vua xứ Croneus có con trai Phrixus và con gái Helle với người vợ đầu Nephele. Như các vì vua khác ham mê nhan sắc, khi chán vợ, Athamas đuổi Nephele đi để cưới Ino, con gái của Cadmus vua xứ Thebes. Có 2 con với nhà vua, Ino ghen với con của Nephele và tìm cách để con mình kế vị ngôi báu. Lúc đó bắp là mùa màng chính của xứ Croneus cho người và thú vật.
Ino làm cho bắp không nảy mầm bằng cách kín đáo thuyết phục phụ nữ của vương quốc rang nó lên trước khi gieo trồng đồng thời hối lộ cho nhà tiên tri được nhà vua sai đi hỏi các vị thần về hiện tượng này để ông ta nói dối rằng hai con của Nephele chính là nguồn gốc hiểm họa. Nhà vua phải tế thần họ thì mùa màng mới trở lại. Thương con, nhưng để cứu vương quốc, nhà vua nghe theo lời khuyên này. May mắn, lo cho sự an toàn của con, Nephele đã phái một người bảo vệ đội lốt con cừu có lông bằng vàng gọi là Aries (Bạch Dương) do thần Zeus tặng cho bà.
Ngày tế lễ đến, con cừu thúc Phrixus và Helle ngồi trên và bỏ chạy băng qua đại dương nhưng chẳng may Helle bị rơi chết ở biển (nơi nàng chết được gọi là Hellesponte). Phrixus sống sót và cưới con gái của vương triều Colchis. Để cảm ơn Zeus, chàng tế lễ con cừu và treo bộ lông cừu ở vị trí đặc biệt tại Colchis.
Bộ lông vàng của chú cừu đực này về sau trở thành báu vật khuynh thành của vương quốc Colchis, nơi hai anh em được che giấu suốt đời thoát khỏi Ino. Chính vì bộ lông ấy mà Jason, người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã tìm kiếm trong suốt hành trình truy tìm bộ lông cừu vàng nổi tiếng của mình, được kể rất kỹ trong câu chuyện về cuộc viễn chinh của nhóm thủy thủ tàu Argo.
Vì ơn huệ đó, Zeus đã đưa con cừu có bộ lông màu vàng lên thành một chòm sao, do đó mới có chòm sao Bạch Dương như ngày nay.
Zeus, chúa tể của của các vị thần có tật mê phụ nữ, cả con người lẫn thần thánh. Nhưng vì bị vợ Hera theo dõi dữ quá nên ông thường thay đổi dạng thành thú vật để có thể đến với người đàn bà mình chọn một cách dễ dàng. Ngày nọ, Zeus để mắt đến người tớ gái xinh đẹp Europa khi nàng đang chơi đùa với bạn bè ngoài bờ biển. Để các cô gái không sợ hãi, ông biến thành con bò trắng Taurus (Kim Ngưu) và dùng vẻ đẹp của con vật làm mê mẩn Europa. Khi nàng ham chơi với con thú, xa dần bạn bè, Zeus nằm xuống cho nàng cưỡi lên lưng lao vào biển cả bất chấp lời kêu cứu của nàng. Đến đảo Crete, Zeus hiện nguyên hình, nhận Europa làm tình nhân và nàng sinh cho ông ba con trai. Zeus treo ảnh con bò trên thiên đường, nơi nó đại diện cho tình yêu, sức mạnh và vẻ đẹp.
Hai anh em song sinh Castor và Pollux là con của Zeus, chúa tể trong tất cả mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, và nữ hoàng của thành Sparta. Đó là hai đứa trẻ trung hậu, rất dũng cảm và cùng nhau nổi danh khi lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc hành trình của nhóm thủy thủ tàu Argo vĩ đại, và trong biết bao cuộc phiêu lưu khác.
Bất kể khi nào, hai anh em luôn luôn tìm cách giúp đỡ lẫn nhau. Trong một trận đánh, Castor bị tử trận sau một vết thương rất đau đớn. Trong nỗi buồn vô hạn, Pollux đã cố gắng tự sát theo anh. Nhưng khác với Castor, Pollux được thừa hưởng dòng máu của cha là Zeus, nên là một chiến binh bất tử. Khi không còn cách nào nữa, cậu bé thốt lên lời khóc "Hãy để con chết thay Castor, thưa cha!".
Zeus thương tiếc vô cùng, đã đồng ý cho họ thay phiên nhau mỗi người được sống một ngày và đưa họ cùng bay lên bầu trời. Hai anh em hóa thành chòm sao Gemini, mỗi một ngày một người sẽ được sống trên thiên đàng và là ngôi sao được tỏa sáng, ngôi sao còn lại không sáng vì người kia lúc ấy đang ở trần gian. Cũng kể từ đó chòm sao Song Sinh được coi là biểu tượng cho tình bạn, tình anh em.
Con cua trong chòm Cancer vốn là bạn của quái vật biển cả Hydra. Câu chuyện về chú cua này xuất hiện trong truyền thuyết về mười hai chiến công của Hercules thời kỳ chàng phải làm nô lệ cho Eurystheus, vì phạm tội giết vợ con mình trong một cơn điên do nữ thần Hera gây nên. Lần này Hercules buộc phải xóa sổ thế giới của Hydra ở Lerna. Vào lúc quái vật có nhiều đầu Hydra xông tới và quấn lấy Hercules, lần lượt từng cái đầu ghê sợ ấy bị Hercules cắt, đối với Hydra, tình thế thật là thê thảm.
Nhìn người bạn của mình liều lĩnh mãi trong tuyệt vọng, chú cua bật khóc "Bạn Hydra của ta khổ quá!" và gan góc dùng những chiếc càng tấn công Hercules. Nhưng trước người anh hùng vĩ đại nhất của thần thoại Hy Lạp, chẳng có cơ hội nào cho chú cua cả, và chú bị chế ngự ngay lập tức. Nhìn thấy tình bạn này, các vị thần rất cảm động và đã đưa bức tranh ba nhân vật lên thành một chòm sao trên thiên đàng.
Không phải chòm sao nào cũng được tượng trưng bởi một con vật, họ còn là những nữ thần hay những anh hùng trong thần thoại.
Chòm sao Sư Tử đại diện cho một con ác quỷ tên Nemea Lion. Trong thần thoại Hy Lạp, Hercules, người anh hùng xuất hiện trong rất nhiều thần thoại Hy Lạp, nhận lệnh từ vua Eurystheus thành Tiryns phải thực hiện mười hai nhiệm vụ vô cùng hiểm nghèo, mà sau này đã trở thành truyền thuyết mười hai chiến công của Heracles. Nhiệm vụ đầu tiên trong số ấy là chế ngự một con sư tử chuyên ăn thịt người ở rừng rậm Nemea.
Eurystheus muốn chàng đưa da con vật về thành phố để chứng minh chàng đã hoàn thành nhiệm vụ. Hercules tìm con sư tử và thử giết nó bằng cung tên, rồi sau đó bằng gươm, nhưng tên bị lớp da sư tử chặn lại, gươm thì gãy. Vốn là một con sư tử siêu phàm, bất tử với một tấm thân không hề sợ kiếm cung. Hercules bị nó ôm lấy cổ và ghì chặt trên đôi tay với toàn bộ sức mạnh khủng khiếp. Thế cùng, chàng đành phải dùng sức mạnh tự thân để giết nó.
Sau đó, chàng lột da con sư tử và đến giao cho Eurystheus. Euystheus sợ bỏ chạy khi nhìn thấy xác con sư tử. Nhà vua bảo Hercules bỏ nó bên ngoài cổng thành. Heracles dùng da sư tử làm áo khóac và dùng đầu sư tử làm mũ. Linh hồn sư tử được đặt lên bầu trời tức chòm sao Leo. Người Ai Cập thờ phụng sư tử vì Mặt trời nằm ở chòm sao này vào thời gian diễn ra các trận lụt bồi đắp phù sa của sông Nil.
Chòm sao Xử Nữ là hình ảnh của một nữ thần. Xử Nữ là biểu tượng của sự trong trắng, thuần khiết và phì nhiêu.
Theo thần thoại Hy Lạp, trong “Thời đại vàng”, các nam thần và nữ thần sống trên Trái đất chung với con người (toàn đàn ông). Mọi việc thay đổi khi kỷ nguyên Olympia bắt đầu. Zeus, chúa tể của các vị thần xem con người là sinh vật hạ đẳng. Prometheus, một người Titan bảo vệ cho loài người, đã chống lại Zeus. Ông ăn cắp cả lửa của Olympia và giao nó cho con người.
Tức giận, Zeus xích Prometheus trên đỉnh dãy Caucasus. Để trả thù, Zeus phái Pandor, người đàn bà đầu tiên xuống trần. Người Hy Lạp cổ tin rằng, người phụ nữ là nguồn gốc của sự độc ác và rắc rối. Chiếc hộp của Pandora là biểu tượng cho việc loài người bị hư hỏng do đàn bà. Trong hộp có những hạt giống của tham lam, thù hận, ghen ghét…
Sau khi loài người đã bị nhiễm đầy đủ các tính xấu này, số thần thánh còn lại trên Trái đất lập tức chuyển đến thiên đường. Astraea là vị thần cuối cùng ra đi. Nàng là con gái của Zeus và Themis, đồng thời là chị của Pudicitia tức thần khiêm tốn. Astraea là nữ thần của đức hạnh và công lý, dù sống trên thiên đường nàng vẫn hy vọng có ngày trở lại trái đất. Chòm sao Virgo là biểu tượng của nàng.
Chòm sao Libra thật sự vẽ hình Xe kéo vàng của Pluto. Câu chuyện Pluto bắt cóc Persephone được biết đến rộng rãi trong truyền thuyết Hy Lạp. Hades (tên khác của Pluto - người Giàu có) là em trai của Zeus và Poseidon, ông ta thường không biết đến những gì xảy ra trên Thiên Đàng, mà chỉ nổi bật trong thế giới tăm tối của anh.
Xe vàng của ông được kéo bởi bốn con ô mã phản lực. Trong khi anh ta sử dụng định kỳ xe kéo lên viếng thăm Thiên Đàng và tán tỉnh một tiên nữ, anh ta không mong gì có mối quan hệ đến cuối đời. Đến khi anh ta gặp Persephone, con gái của Demeter and Zeus. Khi anh ta bắt cóc Persephone đem về Tartarus, phần sâu nhất của vương quốc Hades, Thiên Đường sẽ thay đổi vĩnh viễn.
Sâu thẳm dưới lòng đất, anh ta sở hữu các mỏ khoáng sản giàu có. Nhưng vật sở hữu yêu thích nhất của anh ta là món quà đến từ Cyclopes: Một chiếc nón tàng hình.
Demeter là em của Zeus và Hades, và là một trong những nữ thần quan trọng nhất vì bà giữ nhiệm vụ trông coi lương thực và sự phát triển. Hades quá ham thích sắc đẹp của Persephone, phong cho cô là Nữ Hoàng Trần Gian. Demeter muộn phiền vì mất con gái và cầu xin các vị thần khác giúp đỡ. Do đó Theseus và Peiritheus xuống đất của Hades để tìm Persephone nhưng không thành. Hơn thế nữa, họ bị Hades giam lại, và Heracles được gởi xuống để giải cứu họ. Anh ta chỉ có thể mang Theseus trở lại, còn Peiritheus mãi mãi ở lại đất của Hades.
Demeter quẫn trí vì mất con gái là bà xao lãng nhiệm vụ, quên đi công việc trồng trọt. Một cơn hạn hán nghiêm trọng khắp Thiên Đường. Zeus bực mình, vì ông ta là chủ nợ một vài bộ tộc, và sắp tới ông ta sẽ không nhận được đồ cống nếu hạn hán kéo dài. Những tính toán cho Zeus một lý do cao cả để hành động vì quyền lợi của em gái ông: ông ta thông cảm với em gái và hy vọng an ủi sự mất mát. Bằng mọi cách, Zeus thuyết phục em trai Hades từ bỏ Persephone để Thiên Đàng xanh tươi trở lại.
Lệnh của Zeus là cô phải chia thời gian ở hai nơi Thiên Đàng và Trần Gian, bốn tháng cô phải ở lại với chồng bà, còn thời gian còn lại cô phải thăm viếng mẹ ở Thiên Đường. Do đó mỗi năm thế giới có một mùa tăm tối và lạnh lẽo, mái đến ngày 21 tháng 3, khi Persephone trở về từ Thiên Đàng, mang theo mùa xuân.
Câu chuyện nổi tiếng nhất về chòm sao Bò Cạp rằng con Bò Cạp này bò ra khỏi mặt đất theo lệnh của Hera nhằm phục vụ cho việc báo thù. Đặc biệt, bà ta ra lệnh cho Bò Cạp tấn công Orin, cắn vào chân ông ta cho đến chết. Cả Orion và Bò Cạp đều được vinh danh cho tên những chòm sao, nhưng nằm ở vị trí đối nhau mà chúng không thể gặp nhau. Do đó, khi chòm Bò Cạp mọc thì chòm Orion lặn như thể vị thần khổng lồ của bầu trời này vẫn còn sợ con Bò Cạp.
Chòm sao Sagittarus (Arches) là để tưởng nhớ nhân vật thần thoại Chiron, kẻ tử tế và dễ thương nhất của dòng tộc Centaurs có hình dạng nửa người nửa ngựa. Dù đa số thành viên dòng tộc này rất bạo lực và đần độn, Chiron lại khá khôn ngoan, biết thương người và có thể dạy dỗ người khác. Anh là thần vì có mẹ là con gái của thần biển Oceanus và cha là Kronos.
Chiron từng dạy học cho các anh hùng Hy Lạp Achilles và Jason. Nổi tiếng nhưng Chiron sống trong một hang động ở vùng nông thôn. Không may, Heracles bắn tên trúng nhầm Chiron khi anh đang ra tay tiêu diệt những con ác thú nửa người độc ác tàn phá núi rừng và anh rất hối tiếc việc đã làm. Chiron dùng mọi kỹ năng y học để chữa vết thương nhưng thất bại vì mũi tên tẩm nọc độc của Lernean Hydra, con rắn nhiều đầu. Vì là thần, Chiron chỉ đau đớn chứ không chết, dù anh muốn chết. Prometheus chứng kiến thảm kịch này và tìm cách giúp anh bằng cách biến Chiron từ thần thành người để anh có thể rời mặt đất đi đến thiên đường, biểu tượng bằng chòm sao Nhân Mã.
Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền.
Nhưng thần thoại Hy Lạp không nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần (demigod) có nửa trên là người nửa dưới là dê. Ông là con của thần Hermes và một nữ thần rừng (Nymph). Khi Pan ra đời, nữ thần hét lên vì khiếp sợ và bỏ chạy mất trong khi Hermes thương đứa con dị dạng, đưa nó lên Olympus nơi các vị thần khác cũng thích cậu bé. Từ đó Pan trở thành vị thần của các mục đồng và gia súc, gánh vác trách nhiệm của cha. Anh không ở lại Olympus mà thích sống trong những bóng cây trên núi. Chính Pan đã ban cho vua Midas khả năng sờ vào vật gì vật ấy biến thành vàng.
Trong nhiều nền văn hoá cổ đại, kể cả Babylon, Ai Cập và Hy Lạp, có một vị thần tên “Thần mang nước” hay “Thần đổ nước”. Nước đã cưu mang và duy trì sự sống, do đó quyền lực làm cho nước đổ xuống từ thiên đường nằm trong số quyền năng được con người cổ đại tôn kính nhất.
Theo thần thoại Hy Lạp thì Zeus là “Thần mang nước”. Trong cương vị chúa tể của các vị thần, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là tạo ra bão. Chòm sao Aquarius là biểu tượng cho “Thần mang nước Zeus”.
Một thần thoại khác lại nói đến Deucalion, người sống sót duy nhất trong trận Đại hồng thủy và “Thời đại đồ sắt” trong thần thoại Hy Lạp. Ở thời đại này con người cũng tàn bạo như thú dữ giết chóc lẫn nhau, bất kể cha con. Lời giáo huấn của thần thánh không có giá trị gì với họ. Thất vọng, Zeus tạo ra trận lụt lớn trên trái đất, giết chết mọi người trừ Deucalion và vợ Pyrrha (Trong chuyến thăm trái đất cuối cùng, Zeus thấy cặp vợ chồng này dù sống trong túp lều đơn sơ không có đủ thức ăn, vật dụng vẫn cung cấp đầy đủ thức ăn chỗ ở cho mình nên ông mới cho họ sống qua trận lụt) đồng thời giúp họ tạo ra chủng tộc người mới mạnh hơn và có đạo đức. Deucalion chính là “Người mang nước” đặc trưng bằng chòm sao Aquarius.
Chòm sao này liên kết với Aphrodite, nữ thần sắc đẹp và con trai Eros, thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp.
Ngày nọ, hai người đang đi dọc bờ sông thì con quỷ Typhon thình lình ngoi lên lên mặt nước định hủy diệt họ. Typhon già nua là hậu duệ của Gaia và Tartaros hoặc của Kronos và Hera. Dù cha mẹ là ai, Typhon vẫn mạnh như một Titan hoặc như một Olympia. Mắt toé lửa cao chọc trời, Typhon không có ngón tay mà có 100 đầu rồng mọc lên từ bàn tay. Không có thần Olympia nào đủ mạnh để hủy diệt Typhon. Cách duy nhất là tránh khỏi y bằng cánh biến hình thành thú vật như cá để bơi đi. Eros và Aphrodite cũng biến thành cá, bơi vào con sông và đưa hai con các bạn cứu đưa đến nơi an toàn. Hai con cá chính là chòm sao Song Ngư có đuôi đan vào nhau để tưởng nhớ ngày chúng cứu thần sắc đẹp và tình yêu.
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/cung-hoang-dao-nao-co-danh-la-dua-con-cua-tu-than-a70323.html