ROMA “thành phố vĩnh hằng” thủ đô của nước Cộng hoà Italia, với dân số 2,7 triệu dân chỉ bằng 1/3 dân số Hà Nội (7,5 triệu) là thành phố đông dân nhất và có diện tích lớn nhất của đất nước hình chiếc ủng. Roma là thủ đô của đế chế La Mã hùng mạnh trong nhiều thế kỷ, bao gồm cả một vùng rộng lớn của châu Âu, Bắc Phi, Trung Á và nhiều lãnh thổ xung quanh Địa Trung Hải.
Lịch sử thành Rome được chia ra các thời kỳ như sau: Cổ đại (età antica/ evo antico) 1. Truyền thuyết sự ra đời
Truyền thuyết bắt nguồn từ sự kiện thành Troy (thuộc địa phận Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) trong Thần thoại Hy Lạp. Khi chiến tranh thành Troy nổ ra, vương tử Enea con trai nữ thần tình yêu Afrodite (hay là Venere theo cách gọi trong thần thoại La Mã), đã mang gia đình thân quyến rời khỏi vùng chiến, đến an cư tại bán đảo Italia. Tại đây ông tạo dựng vương quốc của mình tại vùng Alba Longa. Cha truyền con nối được 13 đời vua an bình thì xảy ra sự tranh chấp giành ngôi báu. Vương tử Numitore người thừa kế hợp pháp ngôi vua, bị em trai là Amulio lật đổ và giam giữ. Trong một lần nằm mơ, Amulio thấy viễn cảnh bị cháu trai của Numitore giết chết nên đã vô cùng sợ hãi, ép buộc con gái của Numitore là Rea Silvia làm thánh nữ phụ vụ đền thờ thánh Mars (thần chiến tranh). Tuy nhiên Rea Silvia sau đó hạ sinh cặp song sinh con trai của thần chiến tranh đặt tên là Romolo và Remo. Amulio đã hạ lệnh cho 2 nô lệ bỏ cặp song sinh vào một cái giỏ và đem quăng xuống khúc sông rộng nhất với dòng chảy xiết. Chiếc giỏ cuốn theo dòng nước chảy đi cho đến khi mắc kẹt lại tại khúc sông giữa 2 ngọn đồi Platino và Campidoglio. Một con chó sói lớn đã phát hiện ra hai đứa trẻ và tha chiếc giỏ về hang để cho bú sau đó được một người chăn cừu nhặt về nuôi. Hai anh em Romolo và Remo lớn lên sau khi tìm hiểu về nguồn gốc của bản thân đã xây dựng quân đội, quay lại trừng phạt Amulio, giải phỏng cho ông nội và mẹ, trao lại quyền lực cho Numitore. Sau đó, hai anh em quay lại đồi Palatino để lập ra vương quốc La Mã. Cũng theo truyền thuyết ngày thành lập thành phố là 21 tháng 4 năm 753 trước CN, có những bằng chứng khảo cổ phần nào chứng minh được luận điểm này. Như vậy nghĩa là Roma đã gần 3000 năm tuổi. Tiếp nối Romolo, Roma nằm dưới quyền cai trị của hệ thống quân chủ (Monarchia) trải dài với 7 đời vua tổng cộng trong 244 năm.
2. Cộng Hòa La Mã (Repubblica Romana) (509 TCN đến 27 TCN):
Năm 509 TCN, người Roma trục xuất vị quốc vương cuối cùng khỏi thành phố và lập ra một nền cộng hoà La Mã. Thể chế Cộng Hoà sơ khai này dù còn chưa có nhiều điều luật bảo vệ dân nghèo nhưng cũng đã có những cải tiến vượt bậc so với thời kỳ quân chủ, trong đó rất nhiều phát minh được sử dụng cho đến ngày nay như các bậc cấp tính thuế, luật bầu cử, hiến pháp với các bộ luật. Hệ thống nhà nước nước sơ khai được điều hành bởi một hội đồng, gọi là Viện Nguyên Lão (Senato), một tập hợp những người có dòng dõi quý tộc và giới nhà giàu. Sau đó được thêm vào hội đồng (tribunale) dân biểu, đại diện tiếng nói cho dân nghèo. Quân đội Roma thời ấy hùng mạnh, hễ chiếm thành phố nào là sáp nhập vùng đất đó vào Roma, bắt người dân phải nộp thuế và đi lính.
Dưới thời Cộng Hòa, chiến tranh liên miên giữa các tộc người để mở mang bờ cõi sản sinh ra những vị tướng tài ba. Julio Cesare đại đế là một vị tướng xuất chúng, một nhà quân sự mưu lược đã giành nhiều chiến thắng lẫy lừng. Thành công này giúp Cesare nắm trong tay nhiều quyền lực có ảnh hưởng to lớn lên bộ máy nhà nước. Các vị nguyên lão lo sợ Cesare trở thành nhà độc tài nên đã tổ chức ám sát ông mang danh nghĩa bảo vệ nền Cộng Hoà. Thế nhưng quyết định này lại chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của thể chế này mở ra thời kỳ Đế Quốc La Mã.
Cesaricidio
3. Ðế Quốc La Mã (Impero Romano) (31 TCN đến 476 SCN):
Ottaviano con trai nuôi của Cesare sau đó đã dấy binh chống lại quân đội của Viện Nguyên Lão , trả thù cho cha mình và tự phong là Hoàng đế La Mã lấy hiệu Augusto, mở ra kỷ nguyên đế quốc. Augusto là một vị hoàng đế vĩ đại, dưới thời của ông La Mã đạt mức cực thịnh với diện tích rộng lớn nhất trải dài từ Trung Á, Bắc Phi đến một vùng rộng lớn Châu Âu. Dưới thời Augusto, thể chế nhà nước vẫn giữ những nét cơ bản về luật pháp và hành pháp của nền Cộng Hoà, nhưng quyền lực tập trung vào tay hoàng đế. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lão, và sự kính trọng, yêu mến của dân chúng. Hoàng đế Augusto đã cai trị 41 năm và mất ở tuổi 77. Đế quốc La Mã trải qua 115 đời hoàng đế và kéo dài trong 500 năm, các vị hoàng đế La Mã phần lớn bị ám sát và đầu độc do tranh chấp quyền lực. Trung Cổ (Medioevo) 4. Địa phận Thiên Chúa Giáo (Papal States) (756 AD - 1870 AD): Sau thời kỳ đế quốc, Roma bị chiếm đóng bởi nhiều thế lực cho đến. Vào cuối thế kỷ thứ 8, các giáo hoàng mong muốn đạt được nền độc lập, nên đã liên minh với vua Franchi và đánh bại người Lombardi. Ngày 25 tháng 12 năm 800, Charlemagne lên ngôi Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh (Holy Roman Empire) với sự ủng hộ của Giáo hoàng. Đế quốc mới, mặc dù không bao giờ được đế quốc Byzantine (hậu duệ của Đông đế quốc) công nhận, nắm dưới quyền kiểm soát của Giáo hoàng, tạo nên địa phận Thiên Chúa Giáo (Papal States).
5. Italia (1870 cho đến ngày nay): Cách Mạng Pháp 1798 thành công phế bỏ chế độ vương quyền vua chúa, các nước phong kiến Anh, Nga, Áo liên minh chống lại quân đội Cách Mạng Pháp vì lo sợ làn sóng dân chủ lan sang nước họ. Năm 1796 liên quân Anh Nga Áo tập trung tấn công nước Pháp, Napoleone Bonaparte được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 sang đánh nước Ý để ngăn chận quân Áo. Năm 1800 Napoleone Bonaparte đánh quân Áo tan tác và chiếm luôn nước Ý, ông làm vua nước Pháp và luôn cả nước Ý, thống nhất một số vùng như Venice, Tuscany sáp nhập vào nước Ý. Năm 1816 Napoleone Bonaparte bại trận và bị đày ra ngoài đảo St. Helena. Nước Ý thống nhất và độc lập, thủ đô đặt tạm ở Florence nhưng Rome vẫn là vùng đất riêng của nước Thiên Chúa Giáo. Năm 1861 Rome tuyên bố là thủ đô Ý và dưới sự bảo vệ của Pháp. Phong trào thống nhất nước Ý ngày càng được dân chúng cổ võ, năm 1870 nhân cơ hội quân Pháp bận đánh với Prussian (thuộc nước Ðức) quân Ý tiến chiếm Rome và sáp nhập Rome vào nước Ý kể từ ngày đó. Sau 68 năm Vatican là vùng đất thuộc Italia, năm 1929 với hiệp ước ký với Mussolini, Vatican được độc lập với lãnh thổ riêng như ngày nay.
Lịch sử có những lúc thăng trầm, La Mã ngày xưa một thời oanh liệt văn minh nhất thế giới nay là thủ đô của Italia, một nước có nền kinh tế đứng hạng thứ 7 trên thế giới sau Mỹ, Nhật, Ðức, Trung Quốc, Anh và Pháp.
Bài viết được dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn.
Các dịch vụ khác: Dịch vụ cho thuê nhà du lịch tại Roma Dịch vụ đưa đón khách du lịch tại Roma Hướng dẫn viên du lịch tại Roma Phiên dịch viên tại Italia
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/roma-la-nuoc-nao-a70829.html