Học phí, lệ phí năm 2021 chiếm hơn 94% tổng nguồn thu
Theo báo cáo Ba công khai năm học 2018-2019, tổng nguồn thu hợp pháp năm 2017 là 722,8 tỷ đồng, bao gồm các nguồn ngân sách (19 tỷ đồng); học phí, lệ phí (546 tỷ đồng); nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (5 tỷ đồng); nguồn hợp pháp khác (152,8 tỷ đồng).
Như vậy, thu học phí, lệ phí năm 2018 chiếm gần 76% tổng nguồn thu, trong khi đó, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chỉ chiếm gần 0,006%.
Cơ cấu nguồn thu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo công bố trong báo cáo Ba công khai.
Theo báo cáo Ba công khai năm học 2022-2023, tổng nguồn thu hợp pháp năm 2021 là 884,99 tỷ đồng, bao gồm các nguồn ngân sách (22,2 tỷ đồng); học phí, lệ phí (836,2 tỷ đồng); nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (4,09 tỷ đồng); nguồn hợp pháp khác (225 tỷ đồng). Như vậy, thu học phí, lệ phí năm 2021 chiếm hơn 94% tổng nguồn thu, trong khi đó, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chỉ chiếm gần 0,005%.
Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên (dự tính năm 2021) là 37,2 triệu đồng/năm.
Theo Đề án tuyển sinh năm 2022, tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm (dự tính) của năm 2021 là 37,2 triệu đồng.
Theo Đề án tuyển sinh năm 2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có tổng nguồn thu hợp pháp năm 2022 (dự tính) là 1.061 tỷ đồng, tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm (dự tính) khoảng 38,2 triệu đồng.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, việc lệ thuộc quá nhiều vào học phí sẽ gây ra tình trạng thiếu bền vững trong tài chính giáo dục đại học, khiến những học sinh nghèo, ở vùng sâu vùng xa khó có khả năng tiếp cận giáo dục đại học.
Học phí chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao, đào tạo đặc thù cao gấp 2-3 lần đại trà
Theo Đề án tuyển sinh năm 2018, học phí hệ chính quy chương trình đại trà dự kiến năm học 2018-2019 theo ngành học, dao động trong khoảng từ 15,5-18,5 triệu đồng/năm học (trung bình 15,67 triệu đồng/năm).
Tuyển sinh các lớp chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao và chương trình đào tạo đặc thù: Ngay sau khi nhập học, tất cả sinh viên đều được tham gia dự tuyển vào các chương trình trên, cụ thể là:
Chương trình Tiên tiến học bằng tiếng Anh có 03 ngành gồm: Tài chính - Ngân hàng (110 chỉ tiêu), Kế toán (110 chỉ tiêu) và Kinh doanh quốc tế (55 chỉ tiêu).
Chương trình Chất lượng cao có 10 chuyên ngành (mỗi chuyên ngành 50 chỉ tiêu) gồm: Ngân hàng, Kinh tế đầu tư, Kiểm toán, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị marketing, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển và Tài chính doanh nghiệp.
Chương trình Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB học bằng tiếng Anh (50 chỉ tiêu).
Theo thông báo Công khai tài chính của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm học 2018-2019, mức học phí đại học đối với các chương trình Chất lượng cao, chương trình Tiên tiến, HOPE, EPMP, Dongseo cao gấp 2-4 lần chương trình đại trà.
Cụ thể, học phí chương trình Chất lượng cao là 37 triệu đồng/năm (tương đương 148 triệu đồng/sinh viên trong cả khóa học).
Chương trình Tiên tiến có mức học phí 55,5 triệu đồng/năm (tương đương 222 triệu đồng/sinh viên trong cả khóa học).
Chương trình POHE và chương trình EPMP đều xác định mức học phí là 39 triệu đồng/năm (tương đương với 156 triệu đồng/sinh viên trong cả khóa học).
Chương trình Dongseo có mức học phí cao nhất, với 57,5 triệu đồng/năm (tương đương 230 triệu đồng/sinh viên trong cả khóa học).
Theo Đề án tuyển sinh năm 2019, học phí hệ chính quy chương trình đại trà năm học 2019-2020 theo ngành học cho khóa 61 (tuyển sinh năm 2019) khoảng từ 14-19 triệu đồng/năm học.
Theo Đề án tuyển sinh năm 2020 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, mức học phí dự kiến được tính theo ngành/chương trình học, cụ thể như sau:
Nhóm 1 gồm các ngành được khuyến khích phát triển: Hệ thống thông tin quản lý, Công nghệ thông tin, Kinh tế (chuyên sâu Kinh tế học), Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Bất động sản, Thống kê kinh tế có mức học phí 1,4 triệu đồng/tháng (tương đương 14 triệu đồng/năm).
Nhóm 2 gồm các ngành không thuộc nhóm 1 và nhóm 3 có mức học phí là 1,65 triệu đồng/tháng (tương đương 16,5 triệu đồng/năm).
Nhóm 3 gồm các ngành xã hội hóa cao: Kế toán, Kiểm toán, Kinh tế đầu tư, Kinh tế quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn có mức học phí 1,9 triệu đồng/tháng (tương đương 19 triệu đồng/năm).
Các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao; đào tạo/học bằng tiếng Anh (các ngành EBBA, EPMP, BBAE, POHE, Actuary…) được áp dụng mức thu học phí dao động từ 41 triệu đồng đến 80 triệu đồng/năm.
Cụ thể như sau:
Được biết, học phí đại học chính quy chương trình đại trà năm học 2022-2023 vẫn giữ nguyên như quy định năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022.
Năm học 2023, mức học phí chương trình Chất lượng cao dự kiến cũng cao hơn khoảng 2 lần so với chương trình đại trà và dao động từ 40-60 triệu đồng/năm; học phí chương trình Tiên tiến dao động từ 40-80 triệu đồng/năm tùy từng ngành.
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/hoc-phi-neu-2022-a73643.html