Yếu tố xã hội là một từ ngữ quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, như một câu cửa miệng, được sử dụng thường xuyên, liên tục. Vậy liệu các bạn đã hiểu chính xác yếu tố xã hội là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Yếu tố xã hội là gì?
Xã hội là một thực thể tồn tại quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong xã hội, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay quanh, tác động trong đời sống của con người.
Xã hội gắn liền với sự ra đời của loài người, tiến hóa qua nhiều các cấp bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ như xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa,…
Xã hội với từng khu vực khác nhau trên thế giới có tiến trình phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung đến thời điểm hiện tại, tất cả đều đang hướng tới một xã hội văn minh, dân chủ, vì lợi ích của con người.
Xã hội và con người là hai mối tương quan, quan hệ mật thiết với nhau, có con người mới có xã hội, xã hội tồn tại và phát triển theo sự tồn tại và phát triển của loài người.
Xã hội là gì được thể hiện qua những yếu tố hằng ngày như mối quan hệ người với người trong xã hội, yếu tố thời tiết khí hậu, giáo dục, đào tạo, lao động…
Yếu tố xã hội là tất cả các yếu tố và hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sinh sống và làm việc, như: chiến tranh, sự bất ổn về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh sống ô nhiễm, khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, quá nhiều tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, cờ bạc, thực phẩm chứa nhiều chất độc hại, dinh dưỡng không đúng cách, kỳ thị chủng tộc, giới tính, vị trí xã hội, quan hệ xã hội, công ăn việc làm, mức thu nhập, mức sống, kinh tế chậm phát triển… Những yếu tố này, một số cá nhân con người hoặc một vài ngành không giải quyết hết được mà đây phải là công việc của tất cả các ngành, của cả cộng đồng, quốc gia.
Xem thêm: Yếu tố nguy cơ là gì?
Yếu tố xã hội có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe của mỗi người. Có 05 yếu tố xã hội sau ảnh hưởng đến sức khỏe mà bạn đọc cần lưu ý:
Dịch Covid-19 bùng phát kéo theo vô số tác động tới hệ thống an sinh xã hội như thất nghiệp, giảm lương, gián đoạn việc học và gia tăng chi phí y tế. Trạng thái bất ổn này dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng (stress), suy giảm sức đề kháng. Về lâu dài, cơ thể bạn dễ gặp các vấn đề liên quan đến bệnh loét dạ dày, cao huyết áp, tai biến mạch máu não hay thậm chí nhồi máu cơ tim.
Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và thứ 3 ở Châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc. Thói quen uống rượu, bia khi gặp gỡ bạn bè hay tiếp khách trong thời gian dài gây tác hại lớn cho sức khỏe. Người thường xuyên sử dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày - tá tràng, xơ gan, cao huyết áp, tiểu đường, thậm chí các bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư gan. Không chỉ vậy, nếu lái xe trong trạng thái say xỉn, bạn còn đang đặt cược tính mạng bản thân và người khác.
Thuốc lá chứa hơn 7.000 độc chất hóa học (trong đó có hơn 70 chất gây ung thư). Khói thuốc không chỉ là "sát thủ vô hình" cho sức khỏe người hút mà còn ảnh hưởng xấu đến người vô tình hít phải, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Theo thống kê, mỗi điếu thuốc được hút tương đương với 5,5 giây cuộc sống bị mất đi. Bởi thế, tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá thường ít hơn 5-8 năm so với người không hút thuốc.
Thực phẩm bẩn luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Chưa kể các món ăn ở cửa hàng thường sử dụng nhiều dầu mỡ, ít rau xanh. Bởi thế nếu là người thường xuyên ăn bên ngoài hay gọi món về nhà, bạn sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa cao hơn người nấu ăn tại nhà. Việc thiếu hụt vitamin, chất xơ từ rau xanh hay thừa chất béo trong thời gian dài dễ dẫn đến các vấn đề thừa cân, béo phì, gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
Tình trạng ô nhiễm đáng báo động tại các thành phố lớn ở Việt Nam là yếu tố tác động xấu đến sức khỏe. Lượng khí thải độc hại, bụi mịn trong không khí là nguyên nhân gây suy yếu đường hô hấp, viêm phế quản, thậm chí ung thư phổi. Đây là một phần lý do vì sao người dân ở các thành phố lớn thường gặp vấn đề về hô hấp hơn người sinh sống ở nông thôn hay vùng núi.
Xem thêm: Yếu tố khách quan là gì?
Trả lời:
Các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến việc thực hành pháp luật, bao gồm:
- Sự phát triển kinh tế xã hội
- Yếu tố chính trị
- Yếu tố văn hóa - đời sống
- Yếu tố pháp luật
Trả lời:
Yếu tố xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như là: yếu tố cá nhân, văn hóa, tâm lý.
Trên đây là thông tin của ACC về yếu tố xã hội là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/yeu-to-xa-hoi-la-gi-a74231.html