Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3 | Cu(NO3)2 ra Cu(OH)2 | NaOH ra Cu(OH)2

Phản ứng: Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3

Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3 | Cu(NO3)2 ra Cu(OH)2 | NaOH ra Cu(OH)2 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng giữa Cu(NO3)2 và NaOH

Cu(NO3)2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaNO3

2. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

3. Cách thực hiện phản ứng

- Cho dd NaOH vào ống nghiệm chứa đung dịch Cu(NO3)2.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1 Bản chất của Cu(NO3)2

Cu(NO3)2 là muối của ion đồng (II) Cu^2+ và ion nitrat NO3-

5.2 Bản chất của NaOH

Trong phản ứng này, NaOH là chất bazơ, NaOH trung hòa acid HNO3 tạo nên muối NaNO3

6. Tính chất hóa học của Cu(NO3)2

- Có tính chất hóa học của muối.

Tác dụng với dung dịch bazơ:

Cu(NO3)2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KCl

Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + Ba(NO3)2

7. Tính chất hóa học của NaOH

7.1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Dung dịch NaOH làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.

7.2. Natri hidroxit tác dụng với oxit axit

Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

Phản ứng với oxit axit: NO2, SO2, CO2...

Ví dụ:

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O

3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O

7.3. Natri hidroxit tác dụng với axit

Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4→ Na3PO4 + 3H2O

2NaOH + H2CO3 → Na2CO3 + 2H2O

7.4. Natri hidroxit tác dụng với muối

Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Ví dụ:

2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaCl

7.5. Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑

C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑

7.6. Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al, Zn, Be Sn Pb

Ví dụ: Al, Al2O3, Al(OH)3

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

2NaOH + Al2O3→ 2NaAlO2 + H2O

NaOH + Al(OH)3→ NaAlO2 + 2H2O

Chất được tạo ra trong dung dịch có thể chứa ion Na[Al(OH)4], hoặc có thể viết

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Tương tự, NaOH có thể tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng.

8. Ứng dụng của NaOH

- Sản xuất các sản phẩm làm sạch và khử khuẩn. ...

- Ứng dụng trong ngành Y học - Dược phẩm. ...

- Ứng dụng trong chế tạo nguyên liệu, năng lượng. ...

- Sử dụng trong xử lý nước. ...

- Ứng dụng trong chế biến thực phẩm. ...

- Ứng dụng trong sản phẩm gỗ và giấy. ...

- Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp khác.

9. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al, Fe và Cu trong dung dịch HNO3 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khi phản ứng nhiệt phân kết thúc thu được tối đa bao nhiêu oxit kim loại

A. 3 B. 2

C. 1 D. 4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

{Mg, Cu, Fe, Al} + HNO3 → {Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Al(NO3)3} + NaOH → {Mg(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3} -to→ {MgO, CuO, Fe2O3} + H2O.

- Lưu ý:

+ Cho một lượng dư NaOH vào Al3+, ban đầu có kết tủa trắng keo không tan sau đó tan dần và tạo dung dịch trong suốt.

Ví dụ 2: Dung dich B chứa 2 chất tan là H2SO4, Cu(NO3)2, cho 50ml dd B phản ứng vừa đủ với 31,25 ml dd NaOH 16% (d = 1,12 g/ml). Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu đc 1,6 g chất rắn a.Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch B

A. CM (H2SO4) = 1M; CM (Cu(NO3)2) = 0,4M

B. CM (H2SO4) = 0,5 M; CM (Cu(NO3)2) = 0,2M

C. CM (H2SO4) = 0,4 M; CM (Cu(NO3)2) = 1M

D. CM (H2SO4) = 0,2M; CM (Cu(NO3)2) = 0.5M

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Ta có số mol của NaOH = 0,14 mol ⇒ số mol của H2SO4 và Cu(NO3)2 = 0,07mol

Lại có chất rắn còn lại sau khi nung là CuO ⇒ số mol CuO là 0,02 ⇒ số mol Cu(NO3)2 cũng là 0,02 ⇒ số mol của H2SO4 là 0,05 ⇒ nồng độ mol của H2SO4 là 0,05/0,05 = 1 M và Cu(NO3)2 là 0,02/0,05 = 0,4M

Ví dụ 3: Cho các chất sau, chất nào tác dụng với dung dịch NaOH?

A. NaNO3 B. Ba(NO3)2

C. KNO3 D. Cu(NO3)2

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 ↓ + NaNO3

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/cuno32-ra-cuoh2-a74297.html