Du lịch là hoạt động thực hiện chuyến đi của con người đến một vùng đất khác, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thăm quan, nghỉ dưỡng, giải trí ở những khu du lịch. Người đi du lịch gọi là khách du lịch. Chuyến du lịch được tổ chức có thể bởi cá nhân, nhóm người như cộng đồng dân cư, nhóm bạn, đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức,… Vậy Khái niệm động cơ du lịch là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Khái niệm động cơ du lịch là gì?
Khái niệm động cơ du lịch là gì?
Động cơ là mục tiêu chủ quan của hoạt động con người nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra. Nói cách khác, động cơ phản ánh những mong muốn, những nhu cầu của con người và là lý do của hành động. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất cửa con người trong một thời điểm nhất định nó quyết định đến hành động của con người.
Như vậy, có thể nói rằng động cơ là nhu cầu đã trở nện bức thiết đến mức buộc con người phải hành động nhằm thỏa mãn nó.
Về bản chất, động cơ là nội lực thúc đẩy con người thực hiện hoạt động theo một mục tiẽu nhất định nhằm thỏa mãn những nhu cầu tâm lý, sinh lý cua họ.
Động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách du lịch.
Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực hiện du lịch, đi du lịch tói nơi nào, thực hiện loại du lịch nào.
>>> Xem thêm về giấy phép lữ hành nội địa qua bài viết của ACC.
Nhân tố hình thành động cơ du lịch có thể phân ra hai mặt: nhãn tố tâm lý và nhân tố cụ thể.
Nhân tố tâm lý: Nhân tố tâm lý tác động, thôi thúc con người tìm cái mới, tìm kiếm cảm giác mới lạ, tức thay đổi môi trường sống và lối sống quen thuộc hàng ngày, tìm kiếm niềm vui đa dạng, tìm kiến thức, tìm cách thể hiện chính minh.
Theo nhà tâm lý của Mỹ và phương Tây, có 5 loại hình tâm lý: kiểu tự mình là trung tâm, kiểu tự mình gần là như trung tâm, kiểu trung gian, kiểu gần nhiều trung tâm và kiểu nhiểu trung tâm.
Kiểu gần nhiều trung tâm
Nguồn: Kinh tế du lịch và du lịch học (Đổng Ngọc Minh và Vương Đình Lôi)
Khách du lịch thuộc năm loại hình này thể hiện các đặc điểm tâm lý khác nhau:
- Khách du lịch thuộc kiểu tự mình là trung tâm thì thường có tính cả lo, khổng dám mạo hiểm, thích hoạt động nhẹ nhàng thích đến nơi quen thuộc, thích chọn thắng cảnh du lịch nổi tiếng và phương tiện giao thông thích hợp.
- Khách đu lịch thuộc kiểu nhiều trung tâm và kiểu tự mình là trung tâm thì ngược lại, tư tưỏng phóng khoáng, thích thay đổi, thích cái mới, mạo hiểm, thích tiếp xúc với những người có đặc trưng văn hoá khác. Khả năng đi du lịch cùa loại người này là rất lớn. Họ là người đi khám phá, phát hiện và khai phá nơi du lịch mới.
- Khách đu lịch thuộc kiểu trung gian thể hiện đặc điểm không rõ rang, thuộc kiểu hỗn hợp, vừa thích đi du lịch nhưng không thích mạo hiểm, nhưng nếu được tác động hoặc được kích thích, có thể sẽ thích đi du lịch.
- Khách du lịch thuộc kiểu gần như mình là trung tâm và kiểu gần nhiều trung tâm lần lượt thuộc loại quá độ hơi nghiêng về đặc điểm các tận cùng giữa hai kiểu tận cùng với kiểu trung gian.
Ngoài các nhân tố tâm lý hình thành nên động cơ du lịch còn có các nhân tố cụ thể như sau:
- Yếu tố về tuổi tác:
Đối với người trẻ tuổi, họ thường ham thích cái mới, ham muốn tìm tòi cái mới, tìm tòi tri thức. Họ có điều kiện sức khoẻ tốt, thích du lịch, nhưng thu nhập thấp. Do vậy, chỉ có thể thực hiện các chuyến du lịch cấp thấp như du lịch ba lô, du lịch du học.
Đối vói người ở độ tuổi trung niên, là thời kỳ thành đạt trong sự nghiệp, đủ điều kiện kinh tế và thể lực tốt, thường có địa vị xã hội khá cao. Do vậy, họ chọn các chương trình du lịch ở cấp tương đối cao, giao thông tiện lợi, khoảng cách tương đối gần.
Đối với người già, đặc biệt là người già sống xa quê hương thường có nhiều tình cảm hoài cổ, dễ sinh ra động cớ đu lịch về nguồn, thăm viếng hoài niệm người xưa cảnh cũ.
- Yếu tố về giới tính:
Sự chênh lệch về địa vị cùa hai phái trong xã hội và gia đình sẽ dẫn tới sự khác nhau về tâm lý hành vi của động cơ du lịch. Chẳng hạn như đàn ông Nhật Bẳn đi du lịch phần lớn vì mục đích thương mại, còn nữ giới đi du lịch phần lớn để mua sắm hoặc thể hiện địa vị xã hội mà họ đạt đươc.
- Yếu tố về trình độ giáo dục và văn hoá:
Người có mức độ giáo dục cao, dễ khắc phục trở ngại tâm lý như: cảm giác xa lạ về môi trường sống, phong tục tập quán, ăn uống và ngôn ngữ ồ vùng đất khách mới lạ. Họ dễ tìm hiểu và tiếp thu cái mới, thích tìm tòi, thưởng thức cái đẹp, có sự hưởng thụ tinh thần phong phú. Ngược lại, người có mức độ giáo dục và trình độ văn hoá tương đối thấp sẽ thiếu sự hiểu biết đối với sự vật bên ngoài, khả năng thích ứng với môi trường lạ tương đối kém, dễ sinh ra cảm giác sợ sệt, ngại đi du lịch.
>>> Tham khảo thêm về điều kiện thành lập công ty lữ hành quốc tế qua bài viết của ACC
Yếu tố về tuổi tác tác động như thế nào đến việc hình thành động cơ du lịch?
Đối với người trẻ tuổi, họ thường ham thích cái mới, ham muốn tìm tòi cái mới, tìm tòi tri thức. Họ có điều kiện sức khoẻ tốt, thích du lịch, nhưng thu nhập thấp. Do vậy, chỉ có thể thực hiện các chuyến du lịch cấp thấp như du lịch ba lô, du lịch du học.
Đối vói người ở độ tuổi trung niên, là thời kỳ thành đạt trong sự nghiệp, đủ điều kiện kinh tế và thể lực tốt, thường có địa vị xã hội khá cao. Do vậy, họ chọn các chương trình du lịch ở cấp tương đối cao, giao thông tiện lợi, khoảng cách tương đối gần.
Đối với người già, đặc biệt là người già sống xa quê hương thường có nhiều tình cảm hoài cổ, dễ sinh ra động cớ đu lịch về nguồn, thăm viếng hoài niệm người xưa cảnh cũ.
Yếu tố về giới tính tác động như thế nào đến việc hình thành động cơ du lịch?
Sự chênh lệch về địa vị cùa hai phái trong xã hội và gia đình sẽ dẫn tới sự khác nhau về tâm lý hành vi của động cơ du lịch. Chẳng hạn như đàn ông Nhật Bẳn đi du lịch phần lớn vì mục đích thương mại, còn nữ giới đi du lịch phần lớn để mua sắm hoặc thể hiện địa vị xã hội mà họ đạt đươc.
Nhu cầu du lịch là gì?
Nhu cầu du lịch (động cơ du lịch) là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần.
Xem thêm: Phân đoàn là gì? (Cập nhật 2022)
Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Khái niệm động cơ du lịch là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/dong-co-du-lich-la-gi-a74796.html