Cố đô Huế - vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với nhiều danh lam thắng cảnh cùng các di tích lịch sử lâu đời. Nhắc đến những ngôi chùa ở Huế, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Chùa Thiên Mụ đầu tiên - ngôi chùa nổi tiếng bật nhất xứ Huế với nét cổ kính trong kiến trúc cùng với sự linh thiêng và những truyền thuyết ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử đầy bí ẩn, được mệnh danh “Đệ nhất cổ tự”.
Giới thiệu về Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ hay còn được gọi là chùa Linh Mụ tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, thuộc địa phận của phường Kim Long, thành phố Huế. Ngôi chùa nằm bên bờ Bắc của sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây. Nằm bên bờ sông Hương uốn lượn duyên dáng, có kiến trúc cổ kính càng làm tăng thêm vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên.
Chùa Thiên Mụ có lịch sử hơn 400 năm, nơi đây được xem là biểu tượng văn hóa tôn giáo của cố đô Huế.
Ngôi Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào thế kỷ 17 và đã trải qua cả trăm năm tồn tại. Vẻ đẹp của ngôi chùa được tạo nên từ sự tổng hòa của giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh và nghệ thuật. Chùa Thiên Mụ được xếp vào danh sách những điểm đến không thể bỏ qua ở cố đô Huế.
Đến du lịch Chùa Thiên Mụ, du khách sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên nên thơ và trữ tình.
Lưu ý: Để đến Chùa Thiên Mụ để nghe Hướng Dẫn Viên thuyết minh về địa điểm này, bạn có thể liên hệ book tour Huế 2 ngày 1 đêm của Elephant Travel. Với chương trình này, khách du lịch sẽ được tham quan và nghe hướng dẫn viên thuyết minh chi tiết về địa điểm này.
Lịch sử về ngôi Chùa Thiên Mụ
Theo sử sách ghi chép lại, Chùa Thiên Mụ có lịch sử lâu đời và một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất ở cố đô Huế.
Tương truyền rằng, trước thời điểm xây dựng ngôi Chùa Thiên Mụ, trên đồi Hà Khê đã có một ngôi chùa mang tên Thiên Mỗ hay Thiên Mẫu. Đây là một ngôi chùa của người Chăm.
Sau đó, khi chúa Nguyễn Hoàng vào xứ Thuận Hòa làm trấn thủ kiêm nhiệm cả vùng Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét thế đất để nhằm chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng gian sơn cơ đồ cho dòng họ Nguyễn sau này.
Trong lần rong ruổi vó ngựa dọc theo bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, chúa Nguyễn Hoàng bất ngờ nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ bên bờ sông Hương trong xanh uốn khúc, mang hình dáng giống như con rồng quay đầu lại.
Người dân địa phương cho biết rằng, nơi đây vào mỗi buổi tối thường có một bà lão mặc áo đỏ, quần lục với khuôn mặt phúc hậu xuất hiện trên ngọn đồi và nói với mọi người rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước nam hùng mạnh”.
Năm 1601
Năm 1601, Chúa Nguyễn Hoàng thấy tự tương thông với câu chuyện được nghe kể lại, ông đã cho binh lính xây dựng ngôi chùa hướng ra sông Hương và đặt tên là Chùa Thiên Mụ.
Năm 1862
Vào năm 1862, vì mong mỏi có con nối dõi tông đường, vua Tự Đức cho đổi tên chùa “ chùa Linh Mụ” với ý nghĩa là bà mụ linh thiêng vì sợ Thiên (trời) phạm đến trời. Sau 7 năm vào năm 1869, nhà vua mới cho sử dụng lại tên gọi lại Chùa Thiên Mụ. Vì vậy, ngày nay mọi người vẫn thường gọi chùa là Chùa Thiên Mụ hay là chùa Linh Mụ.
Năm 1691 - 1725
Ngôi chùa sau khi được xây dựng đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa. Đặc biệt, lần trùng tu vào năm 1691 - 1725, chúa Nguyễn Phúc Tần, ông đã cho đúc một chiếc chuông nặng 3285 cân bên trên có khắc một bài minh, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị mang tên chuông Đại Hồng Chung.
Tiếng chuông vang vọng sắp cả xứ Huế mang lại cảm giác bình yên của người dân cố đô. Đến năm 1714, ông đã cho đại trùng lại các công trình kiến trúc độc đáo như: Điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,…
Đặc biệt, chúa Nguyễn Phúc Chu còn cử người sang Trung Quốc mua hơn 1.000 bộ kinh Phật với mục đích ca ngợi triết lý nhà Phật đặt tại lầu Tàng Kinh, ngoài ra bộ kinh còn ghi rõ sự tích về Hòa Thượng Thạch Liêm, người đã có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong.
Năm 1844
Năm 1844, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng tháp Từ Nhãn, sau đổi tên là tháp Phước Duyên, tháp được xây dựng bằng gạch và mỗi lầu sẽ được thờ một tượng phật, đặc biệt ở lầu cao nhất, tượng phật được đúc bằng vàng. Sau thời gian, tượng phật bằng vàng đã không còn nữa. Nhà vua đã cho xây dựng đền Hương Nguyện, trước tháp có ba gian. Hai bên dựng hai bia ghi các kiến trúc Phước Duyên, Hương Nguyện, và nhiều bài thơ của vua Thiệu Trị.
Năm 1904
Sau trận bão lớn vào năm 1904, nhiều công trình đã bị sụp đổ và ngôi chùa bị hư hỏng nặng, chùa được trùng tu nhiều đợt lớn nhỏ, nhiều công trình kiến trúc đa ghi đậm dấu ấn lịch sử như: tháp Phước Duyên, điện Địa Tạng, tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương,…
Chùa Thiên Mụ được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và là 1 trong nhiều công trình được chứng nhận là “ Di sản văn hóa Thế Giới” vào năm 1993 ở Huế.
Sự tích về Chùa Thiên Mụ
Ngày xưa, có một tiểu thư là con gái của của một vị quan lớn, nhưng lại đem lòng yêu một chàng trai mồ côi cha mẹ, gia đình nghèo khó. Vì không môn đăng hộ đối nên bị gia đình cô gái ngăn cấm, cấm đoán. Ngày xưa, với lối tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” rất nặng nề.
Quá đau khổ và không thay đổi được số mệnh, hai người đã cùng nhau tự vẫn ở bến thuyền ở trước Chùa Thiên Mụ. Trớ trêu rằng, chàng trai đã mất dưới dòng sông Hương còn cô gái lại trôi dạt vào bờ và được người dân cứu mạng.
Thời gian dần trôi qua, cô gái đã quên đi những kỷ niệm cùng với chàng trai năm xưa, chàng trai nằm dưới dòng sông Hương vẫn một lòng chờ nàng mãi không thấy, chàng đã uất hận và nhập vào Chùa Thiên Mụ là lập lời nguyền rằng: ‘Mọi cặp đôi yêu nhau lên chùa đều sẽ phải chia tay”.
Lời nguyền đó đến bây giờ vẫn còn được truyền miệng trong dân gian, đã khiến cho ngôi chùa lại thêm sự linh thiêng và huyền bí.
Khám phá Công trình kiến trúc Chùa 400 tuổi
Chùa Thiên Mụ là một biểu tượng của văn hóa và tôn giáo Việt Nam. Ngôi chùa mang vẻ đẹp đặc trưng của văn hóa Huế và sự hòa quyện giữa các yếu tố châu Á và phương Tây.
Vẻ đẹp kiến trúc cùng với vẻ đẹp cổ kính được xây dựng theo phong cách nguyên thủy và đậm chất nét truyền thống văn hóa Việt Nam.
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là cổng chính của Chùa Thiên Mụ, cổng được xây dựng với lối kiến trúc truyền thống bằng gỗ. Cổng có 3 lối đi được thiết kế 2 tầng và 8 mái, tượng trưng cho 3 giới Nhân - Quỷ - Thần. Cửa chính được trang trí với những họa tiết phức tạp và tinh xảo, thường được mở cửa vào các dịp lễ hội và sự kiện đặc biệt. Phía hai bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.
Với vẻ đẹp và sự uy nghiêm của Cổng Tam Quan đã tạo nên sự trang nghiêm và sự tôn nghiêm khi bước vào khuôn viên chùa.
Tháp Phước Duyên
Đây là tọa tháp nổi bật tại Chùa Thiên Mụ. Công trình được xây dựng ngay sau khu vực cổng chào. Tháp được xây dựng vào 1884, với lối kiến trúc độc đáo, tháp được xây dựng bằng gạch mộc, phần bó vỉa xây từ đá thanh, tất cả hợp lại tạo thành một khối tháp hình bát giác, càng lên cao càng nhỏ, chiều cao 21m, với 7 tầng và hình dạng cổ điển, mỗi tầng đều có một tượng phật và đặc biệt trên tầng cao nhất được đặt một pho tượng Phật bằng vàng.
Mỗi tầng của tháp được trang trí bằng những bức tranh vẽ tay tuyệt đẹp, mang những hình ảnh của các vị thần và linh vật trong truyền thống Phật giáo.
Hai bên tháp Phước Duyên có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời vua Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, là một nhà để bia và một nhà để quả chuông được đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng nằm ngay ở chính điện của Chùa Thiên Mụ, nơi đây thờ Đức Phật Di Lặc - mộ vị thần mang niềm vui, hạnh phúc đến mọi người. Bức tượng khắc họa dáng vẻ hiền hòa, đôi tai to tinh thông, chiếc bụng lớn chứa đầy sự bao dung, và một nụ cười nhân hậu. Toàn bộ điện được xây dựng bằng xi măng đặc cùng với sơn màu gỗ tạo sự cảm giác gần gũi và ấm cúng.
Là nơi linh thiêng để các phật tử và du khách đến viếng thăm và cầu bình an.
Không chỉ trưng bày Đức Phật Di Lặc, Điện Đại Hùng còn là nơi lưu giữ bức đại tứ, có niên đại từ năm 1974 và chiếc chuông hình nhật nguyệt. Đi sâu vào bên trong là đề thờ, trung tâm của tượng Tam Thế Phật, bên trái là Văn Phú Bồ Tát và bên phải là Phố Hiến.
Khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Đây là nơi an táng của Hòa thượng Thích Đôn Hậu, một vị hoà thượng nổi tiếng và có sự đóng góp lớn cho Phật giáo Việt Nam và ngôi Chùa Thiên Mụ. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cuộc phát triển Phật giáo Việt Nam.
Tháp mộ được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo và trang trọng, thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn đến Hòa thượng Thích Đôn Hậu.
Điện Địa Tạng
Điện Địa Tạng nằm ngay sau Điện Đại Hùng. Hai khu vực được tách nhau và nối dài bởi khoảng sân rộng được trồng cây cảnh và hồ nước. Quang cảnh nơi đây vô cùng yên tĩnh, bình yên với khung cảnh xanh mát là nơi thanh tịnh và yên bình.
Đình Hương Nguyện và xe Austin
Đình Hương Nguyện ra đời dưới triều đại vua Thiệu Trị, ngôi đình là tòa được xây dựng với lối kiến trúc đặc sắc và bề thế. Tuy nhiên, vào trận bão lớn vào những năm đầu tiên của thế kỷ 20, đình đã bị hư hỏng nặng.
Tham quan chiếc xe Austin, chiếc xe cố hòa Thượng Thích Quảng Đức đã lái và thiêu mình để đấu tranh chính sách đàn áp Phật giáo dã man của chính quyền Mỹ vào năm 1963. Theo thời gian chiếc xe cũng đã phai màu nhưng vẫn luôn được gìn giữ và bảo vệ kỹ càng.
Cách di chuyển đến tham quan Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ khoảng 5km vì vậy bạn dễ dàng đến tham quan. Từ Kinh thành Huế, bạn đi thẳng rẽ vào đường Kim Long và tiếp tục đi dọc con đường Kim Long cùng ngắm cảnh dòng sông Hương thơ mộng, đi khoảng 2km đường Kim Long sẽ đến Chùa Thiên Mụ.
Di chuyển đến Chùa Thiên Mụ bạn có thể lựa chọn phương tiện bằng đường bộ hay đi thuyền. Thuyền sẽ xuất phát từ Bến Tòa Khâm xuôi dòng sông Hương đến với bến Thiên Mụ, bạn sẽ mất khoảng 30 phút để đến Chùa Thiên Mụ bằng thuyền Rồng. Một trải nghiệm độc đáo cùng dạo thuyền và thưởng thức khung cảnh bình yên và thanh bình trên thuyền và ngắm khung cảnh thành phố Huế.
Thời điểm đến tham quan Chùa Thiên Mụ
Bạn có thể đến tham quan Chùa Thiên Mụ vào mùa khô hay mùa mưa. Mỗi mùa lại mang một nét đẹp riêng, một màu sắc riêng.
Mùa hè trên Chùa Thiên Mụ thời tiết mát mẻ, trong xanh dưới những tán cây cổ thụ và sự thoáng đãng, lộng gió từ dòng sông Hương. Đứng trên chùa cùng ngắm khung cảnh bình yên, êm đềm và hoàng hôn buông xuống trên dòng sông Hương, cùng tiếng chuông chùa vang vọng khắp cả thành phố. Một cảm giác bình yên, nhẹ nhàng đến sâu lắng.
Mùa mưa Huế lại mang một màu xám, những cơn mưa dầm dề kéo ngày này đến tháng kia. Huế bao trùm một không khí ảm đạm khiến con người ta lại có chút bồi hồi và thổn thức. Chùa Thiên Mụ trở nên cổ kính, thanh tịnh, đến chùa vào mùa mưa như cảm giác thả hồn vào sự bình yên và lắng nghe tiếng mưa rơi, cùng cảm nhận một chút se lạnh gió thổi từ dòng sông Hương vào.
Những lưu ý khi tham quan Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ là địa điểm tâm linh, đến tham quan chùa nên lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự. Không lựa chọn các váy ngắn, áo quần hở hang khi đến chùa.
Không đội mũ, nón khi vào viếng chùa
Chùa là nơi thanh tịnh tránh ồn ào, nói chuyện lớn, đùa nghịch, nói lời thô tục
Nên mang theo nước suối khi tham quan chùa, vì chùa không có quán nước, dịch vụ ăn uống và nhớ bỏ rác đúng nơi quy định nhé
Kết luận
Chúng tôi cung cấp cho bạn một điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng và có cảnh quan tuyệt đẹp cho nhiều du khách lựa chọn. Chùa Thiên Mụ với nét đẹp cổ kính cùng với những kiến trúc xây dựng độc đáo, một địa điểm cầu bình an, may mắn cho du khách đến tham quan.
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/gioi-thieu-ve-chua-thien-mu-a74831.html