Nhật Bản là cái tên không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch. Nhật Bản hấp dẫn du khách trên khắp thế giới, trong đó có cả du khách Việt, ở nhiều phương diện.
Từ văn hóa truyền thống đặc trưng bởi các món ăn nổi tiếng lâu đời như sushi, ramen, mochi và những bộ Kimono đầy màu sắc cho đến văn hóa hiện đại Anime hay những con tàu siêu tốc hiện đại thuộc hạng nhất trên thế giới. Tất cả tạo nên một nước Nhật được bạn bè quốc tế yêu mến và mong muốn đặt chân tới đây để giao lưu, khám phá.
Trước khi “xách balo lên và đi”, hãy bỏ túi những thông tin hữu ích sau đây từ Visana để chuyến đi Nhật thêm hoàn hảo nhé!
Đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật Bản là đồng Yên Nhật, thường được ký hiệu là ¥. Từ “Yên” có nguồn gốc từ tiếng Nhật, có nghĩa là hình tròn. Mã tiền tệ quốc tế của đồng Yên Nhật là JPY.
Yên Nhật là loại tiền được giao dịch nhiều nhất ở châu Á và là một trong số các loại tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối thế giới. Điều này xuất phát từ lãi suất tương đối thấp của đồng Yên Nhật Bản so với các loại tiền tệ khác như đô la Úc và đô la Mỹ.
Đồng Yên hiện tại có 10 mệnh giá, chia làm 2 loại là tiền giấy và tiền xu. 1 Yên Nhật tương đương với 207 đồng Việt Nam. Các loại tiền kim loại gồm đồng 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50 Yên, 100 Yên và đồng 500 Yên. Các loại tiền giấy gồm tờ 1000 Yên, 2000 Yên, 5000 Yên và tờ 10.000 yên.
Nếu muốn đổi tiền Yên, tiện nhất thì bạn có thể ra các tiệm vàng ở Hà Trung (Hà Nội) hoặc Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão (Hồ Chí Minh) v.v.
Nhật Bản có một trong những nước khá khắt khe về vấn đề visa nhập cảnh. Nếu thực hiện đúng các yêu cầu theo quy định, việc tiến hành xin visa Nhật Bản tự túc cũng không quá phức tạp nhưng nếu vẫn không tự tin, bạn có thể xin visa thông qua dịch vụ của bên thứ ba hoặc các đại lý du lịch.
Hiện tại chưa có chính sách miễn visa Nhật Bản cho du khách Việt Nam, và căn cứ vào mục đích tới Nhật Bản, các loại giấy tờ được yêu cầu trong hồ sơ xin cấp visa sẽ hơi khác nhau một chút.
Để tìm hiểu thêm về checklist giấy tờ yêu cầu và thủ tục xin visa Nhật Bản, bạn vui lòng tham khảo tại ĐÂY.
Khi làm thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản ở sân bay, du khách sẽ được yêu cầu lưu lại dấu vân tay và ảnh chụp chân dung, với mục đích đề phòng khủng bố. Khi đi du lịch Nhật Bản, lưu ý luôn mang theo hộ chiếu bên mình.
Từ ngày 7/1, Nhật Bản chính thức áp dụng thu thuế du lịch quốc tế. Theo đó, các du khách nước ngoài khi đến Nhật Bản du lịch khi rời khỏi nước này sẽ phải đóng thuế 1.000 Yên (khoảng 9 USD)/người.
Với chính sách mới này, Nhật Bản đặt mục tiêu sẽ dùng khoản tiền thu được sử dụng cho các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ sẽ giúp tăng lượng khách du lịch tới Nhật Bản lên 40 triệu người vào năm 2023.
Mua SIM điện thoại ở Nhật không đơn giản như ở Việt Nam. SIM điện thoại ở Nhật được mã hóa cho một số mạng nhất định. Thêm vào đó, để mua được SIM điện thoại ở Nhật Bản, người mua phải làm thủ tục rất lằng nhằng, nên cách tốt nhất là mua sẵn SIM ở Việt Nam tại một đai lý uy tín và nhờ họ hỗ trợ kích hoạt SIM trước chuyến đi của bạn nhé. Chi phí của 1 SIM Nhật Bản rơi vào khoảng 480.000 VNĐ.
Để thuận tiện hơn bạn có thể mua eSIM du lịch Nhật Bản tại GIGAGO. Bạn có thể cài đặt, kích hoạt và sử dụng internet ngay khi hạ cánh xuống sân bay, mọi thao tác đều thực hiện trên thiết bị mà không cần tháo lắp Sim vật lý mất thời gian. Đặc biệt bạn sẽ không cần thủ tục lằng nhằng, không mất phí chuyển vùng đắt đỏ, eSIM sẽ được giao cho bạn ngay lập tức qua email.
Một lần nữa, trái ngược với Việt Nam, Wi-Fi miễn phí ở Nhật Bản giống như một món hàng khan hiếm. Cùng lắm bạn chỉ có thể sử dụng Wi-Fi miễn phí trong nhà hàng hoặc khách sạn mà thôi.
Cách để luôn giữ trạng thái online là mua thẻ 3G data tại sân bay, đăng ký gói Wifi Router tại Nhật hoặc sử dụng dịch vụ Roaming từ Việt Nam (cách này hơi tốn kém).
Đi du lịch Nhật Bản nên mặc gì có lẽ là điều mà nhiều du khách quan tâm. Trang phục thích hợp trước tiên là phải thích hợp với thời tiết, mang lại sự thoải mái cho người mặc và quan trọng là phải phù hợp với văn hóa địa phương.
Nếu đi du lịch vào mùa xuân hay mùa hè, bạn nên mang theo quần áo mỏng, thoáng mát, tiện di chuyển hoặc có thể mang theo ô, mũ hoặc áo khoác mỏng đề phòng thời tiết thay đổi.
Nếu đi vào mùa thu hay mùa đông, nhớ mang theo quần áo lên, mũ, tất, khăn quàng để giữ ấm cơ thể (đặc biệt là vào mùa đông vì ở Nhật có tuyết rơi nên rất lạnh).
Người Nhật ăn mặc rất gọn gàng, kín đáo, do đó nên tránh những loại trang phục quá hở hang, “thiếu vải”, đặc biệt là khi đến những nơi linh thiêng như đền chùa.
Ngoài việc chuẩn bị quần áo, giày thể thao vẫn luôn là người bạn đồng hành số 1 trong tất cả các chuyến du lịch. Tránh mang theo các loại giày cao gót, vừa không thuận tiện vừa dễ xảy ra sự cố (như vấp ngã, chẹo chân) khi di chuyển. Một vài phụ kiện nhỏ như kính mát (nếu đi vào mùa hè), khăn, mũ, găng tay cũng rất hữu ích.
Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo một túi đeo chéo hay balo nhỏ để đựng một số thứ lặt vặt như ví tiền, điện thoại, máy ảnh. Đừng mang theo quá nhiều thứ bên người vì bạn rất dễ dàng để quên chúng khi dừng chân ở đâu đó và việc mang vác lỉnh kỉnh cũng không thuận tiện nếu phải di chuyển một quãng đường xa.
► Mỗi mùa ở Nhật Bản lại có một vẻ đẹp riêng, nên để xem những cảnh đẹp và điều kiện thời tiết phù hợp với sở thích của mình, các bạn có thể xem qua thông tin Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản.
Mua sắm chắc chắn là việc mà không du khách nào có thể bỏ qua nếu có cơ hội đến Nhật Bản du lịch cả. Tuy nhiên, cũng có những điểm cần lưu ý khi đi mua sắm để tránh thành người “vô duyên” trong mắt những người dân địa phương như sau.
Đến thăm một đất nước xa lạ, sự khác biệt về văn hóa là điều không thể tránh khỏi. Hãy lưu ý những điểm khác biệt sau trong văn hóa Nhật để tránh bị bất ngờ khi đến đây nhé:
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho việc lên kế hoạch du lịch Nhật Bản của bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ với thật nhiều những kỷ niệm đẹp! Và đừng quên liên hệ với Visana qua hotline 0968.354.027 nếu cần bất kì sự hỗ trợ nào về thủ tục visa Nhật Bản cũng như kinh nghiệm du lịch Nhật bạn nhé!
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/di-du-lich-nhat-ban-can-nhung-gi-a74938.html