Mỗi người chúng ta sinh ra sẽ có những hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Từ những người sinh ra ở vạch đích, sát vạch đích, quá vạch đích cho tới những người sinh ra với gia cảnh bình thường. Chắc hẳn rơi vào trường hợp này chúng ta nên tự cảm thấy may mắn bởi ngoài kia còn hàng triệu người từ lúc lọt lòng đã phải chịu cảnh khổ cực, phải lo cơm ăn, áo mặc từ bé tí, chưa kể tới những người đã nghèo còn bệnh tật. Họ thực sự cần được cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ.
Chính vì vậy, ngành Công tác xã hội ra đời như một lẽ tất yếu với sứ mệnh chăm sóc, giúp đỡ và hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Hãy cùng mình tìm hiểu về ngành học này nếu như bạn thật sự quan tâm nhé.
Ngành Công tác xã hội là gì?
Công tác xã hội (tiếng Anh là Social Work) là một ngành nghề liên quan đến việc hỗ trợ và giúp đỡ các cộng đồng và cá nhân có nhu cầu từ xã hội. Các công việc trong ngành này bao gồm tìm kiếm và cung cấp thông tin, giúp đỡ giải quyết vấn đề xã hội, tổ chức các hoạt động từ thiện và hỗ trợ cho các nhóm đối tượng cần giúp.
Những đối tượng mà người làm công tác xã hội hướng tới bao gồm những người nghèo, người khuyết tật, mắc bệnh nan y, nạn nhân của tai nạn lao động, thảm họa, thiên tai… nói chung là những người mất hoặc không có khả năng tự bảo vệ hay chăm sóc bản thân.
Bên cạnh đó, công tác xã hội còn bao gồm những hoạt động xã hội như tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, công tác trong trường học…
Hiện các tổ chức công tác xã hội đang hiện diện trên khắp nơi trên thế giới và nếu không xét về những mặt tiêu cực thì đây là những tổ chức mang ý nghĩa cao đẹp thực sự.
Ngành Công tác xã hội có mã ngành là 7760101.
Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành công tác xã hội và mình đã tổng hợp toàn bộ những thông tin về các trường này, các bạn có thể tham khảo ngay phía dưới hoặc click vào tên trường để xem thông tin tuyển sinh chi tiết nhé.
Các trường đào tạo ngành Công tác xã hội năm 2023 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Công tác xã hội1Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN24 - 26.32Trường Đại học Thủ đô Hà Nội223Trường Đại học Sư phạm Hà Nội22.75 - 23.484Trường Đại học Công Đoàn21.255Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam176Trường Đại học Lao động - Xã hội22.257Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên158Trường Đại học Tân Trào159Trường Đại học Y tế công cộng1910Học viện Phụ nữ Việt Nam16.2511Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam1512Trường Đại học Hải Phòng15Học viện Báo chí và Tuyên truyền24.5 - 25.5Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ươngb. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Công tác xã hội1Trường Đại học Đà Lạt162Trường Đại học Vinh183Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng21.754Trường Đại học Khoa học Huế15.55Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa15c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
TTTên trườngĐiểm chuẩn ngành Công tác xã hội1Trường Đại học Tôn Đức Thắng28.52Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM23.6 - 24.73Trường Đại học Sư phạm TPHCM224Trường Đại học Mở TPHCM21.55Trường Đại học Văn Lang6Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long157Trường Đại học Đồng Tháp158Trường Đại học Trà Vinh9Trường Đại học Thủ Dầu Một17.2510Trường Đại học Cửu Long1511Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam tại TPHCM1512Học viện Cán bộ TPHCM21.5Có thể xét tuyển ngành Công tác xã hội theo khối nào?
Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển sau để xét vào ngành Công tác xã hội nhé.
Các khối xét tuyển ngành Công tác xã hội vào các trường phía trên như sau:
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHCM.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNGThống kê xã hộiMôi trường và phát triểnCơ sở văn hóa Việt NamThực hành văn bản tiếng ViệtLịch sử văn minh thế giớiLogic học đại cươngXã hội học đại cươngTâm lý học đại cươngNhân học đại cươngPháp luật đại cươngMỹ học đại cươngKinh tế học đại cươngChính trị học đại cươngTôn giáo học đại cươngPhương pháp nghiên cứu khoa họcTriết học Mác - LêninKinh tế chính trị Mác - LêninChủ nghĩa xã hội khoa họcLịch sử Đảng Cộng sản Việt NamTư tưởng Hồ Chí MinhII. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNHCông tác xã hội đại cươngLuật hôn nhân và gia đìnhLuật lao độngPhát triển họcPhương pháp nghiên cứu trong công tác xã hộiQuyền trẻ emSức khỏe cộng đồngTâm thần họcTâm lý học phát triểnTội phạm họcHành vi con người và môi trường xã hộiKỹ năng cơ bản trong tổ chức và phát triển cộng đồngNhập môn Phát triển cộng đồngLý thuyết Công tác xã hộiTâm lý học nhân cáchGiới trong Công tác xã hộiPhân tích dữ liệu nghiên cứuTâm lý học xã hộiChính sách xã hộiIII. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNHAn sinh xã hội và các vấn đề xã hộiCác vấn đề xã hội đô thị và nông thônCTXH trong lĩnh vực pháp luật và tội phạmCTXH trong lĩnh vực sức khỏe tâm thầnCTXH trong trường họcCông tác xã hội cá nhânCTXH với các khu lao độngCTXH với gia đình và trẻ emCTXH với người cao tuổiCTXH với người khuyết tậtCTXH với người nhiễm HIV/AIDSCông tác xã hội nhómCTXH y tế - bệnh việnDịch vụ xã hộiQuản lý trường hợpQuản trị ngành CTXHTham vấnTiếng Anh chuyên ngành ITiếng Anh chuyên ngành IITổ chức và phát triển cộng đồngPhát triển kinh tế cộng đồngQuản lý môi trường và tài nguyên dựa vào cộng đồngQuản lý thiên tai dựa vào cộng đồngThực hành phát triển cộng đồngCông tác xã hội với người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)Tổ chức cộng đồngThiết kế và quản lý dự án CTXHTham vấn 2Chính sách phát triển kinh tế xã hộiPhát triển cộng đồng dân tộc thiểu sốThực hành tham vấn tâm lýTham vấn thanh thiếu niênTham vấn cho người khuyết tậtTham vấn hướng nghiệpPhát triển cộng đồng ở Việt NamKhoa học chẩn đoán tâm lýTâm bệnh họcTham vấn học đườngQuản lý Stress với nhân viên Công tác xã hộiIV. KIẾN THỨC BỔ TRỢThực hành hỗ trợ Nâng cao năng lực CĐ1Tư duy phản biệnKỹ năng truyền thông và giao tiếpGiao tiếp và lễ tân đối ngoạiNhập môn quan hệ công chúngNghiệp vụ thư ký văn phòngĐại cương khoa học quản lýV. THỰC TẬP TỐT NGHIỆPThực tập IThực tập IIThực tập IIIThực tập tốt nghiệpgành công tác xã hội có rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, với những vị trí như:
Mức lương trong ngành công tác xã hội tùy thuộc vào cấp bậc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và vị trí công việc.
Những nhân viên cơ bản trong ngành có thể kiếm được mức lương hàng tháng từ 20-30 triệu đồng, trong khi những chuyên gia chuyên nghiệp hoặc quản lý cao cấp có thể có mức thu nhập tốt hơn hơn.
Để theo đuổi ngành công tác xã hội, bạn có thể sẽ cần có những phẩm chất như sau:
Trên đây là một số hiểu biết về ngành Công tác xã hội mình muốn chia sẻ với các bạn để phần nào hữu ích trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai.
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/nganh-cong-tac-xa-hoi-thi-khoi-nao-a77603.html