8 cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn, hiệu quả bạn nên bỏ túi ngay

Nổi mề đay là một tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên nhiều biểu hiện khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các cách trị nổi mề đay trong bài viết này nhé!

Nổi mề đay là gì?

Mề đay là một tình trạng viêm da, biểu hiện các triệu chứng phát ban kèm mụn nước

1Tránh các tác nhân gây dị ứng

Tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân mà các tác nhân gây dị ứng và mức độ dị ứng có thể khác nhau. Do đó, khi xác định được nguyên nhân nổi mề đay thì người bệnh nên tránh xa các tác nhân đó. Ví dụ, nếu đã biết được mình bị dị ứng, có các triệu chứng của mề đay sau khi ăn hải sản thì nên kiêng ăn hải sản.

Cơ chế gây ra tình trạng dị ứng, nổi mề đay ở bệnh nhân là do phản ứng quá mẫn loại 1 trong cơ thể, phản ứng gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu, trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, bệnh nhân có thể tử vong trong vài phút.

Phản ứng quá mẫn xảy ra ngay khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên từ lần thứ hai trở đi gây ra sự phóng thích các chất trung gian của phản ứng viêm, từ đó biểu hiện ra bên ngoài là các triệu chứng mày đay, ngứa,...

Tránh các tác nhân gây dị ứng

Hải sản là một tác nhân gây dị ứng phổ biến

2Sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn

Khi xuất hiện các dấu hiệu phát ban hoặc nổi mề đay, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc chống ngứa mà không cần kê đơn của bác sĩ như:

Các thuốc này giúp bệnh nhân dịu bớt được triệu chứng mề đay, giảm ngứa, giảm sưng tấy. Tuy nhiên, một số thuốc trong những thuốc này có tác dụng phụ gây buồn ngủ, do đó, người bệnh cần cân nhắc kĩ trước khi sử dụng, tránh sử dụng khi làm những việc cần sự tập trung, điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc, làm việc trên cao...

Sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn

Loratadine giúp bệnh nhân dịu bớt triệu chứng mề đay, giảm ngứa

3Chườm lạnh

Trong một số trường hợp nổi mề đay mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể làm dịu da bằng cách đắp khăn lạnh lên vùng da bị ngứa hoặc chà xát da với nước đá trong vòng vài phút.

Lưu ý, tránh chườm lạnh quá lâu vì bệnh nhân có nguy cơ bị bỏng lạnh.

Chườm lạnh

Chườm lạnh trong vài phút giúp làm dịu da, giảm kích ứng

4Tắm bằng nước mát

Ở bệnh nhân nổi mề đay mức độ nhẹ, người bệnh có thể giảm ngứa trong thời gian ngắn bằng cách tắm nước mát. Đồng thời kết hợp với việc dùng baking soda hoặc bột yến mạch vào nước tắm.

Bột yến mạch được xem là một phương pháp hiệu quả trong điều trị nổi mày đay. Ngâm mình trong nước có pha bột yến mạch khoảng 10 - 15 phút để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tắm bằng nước mát

Người bệnh có thể giảm ngứa trong thời gian ngắn bằng cách tắm nước mát

5Bôi kem dưỡng ẩm

Việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp người bệnh góp phần điều trị triệu chứng ngứa ngáy cũng như cải thiện tình trạng nổi mề đay. Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da nhanh chóng, cân bằng độ ẩm, thúc đẩy quá trình chữa lành và tái tạo làn da mới.

Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với bản thân. Kem dưỡng ẩm cũng là một tác nhân gây nổi mề đay nếu lựa chọn sản phẩm mà cơ thể dị ứng, do đó tùy vào cơ địa từng người mà kem dưỡng ẩm sử dụng là khác nhau.

Bôi kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da nhanh chóng và cân bằng độ ẩm

6Mặc quần áo vải cotton rộng rãi, có kết cấu mịn

Một trong những tác nhân quan trọng gây ra triệu chứng nổi mề đay là quần áo. Do đó, người bệnh cần chọn những loại quần áo với chất vải phù hợp với cơ thể.

Trường hợp người bệnh có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thì nên tránh sử dụng các loại quần áo có chất liệu vải thô, dễ trầy xước hoặc làm từ len. Ngoài ra, giặt quần áo sạch sẽ thường xuyên cũng cần thiết để tránh các tác nhân dị ứng bám trên quần áo.

Mặc quần áo vải cotton rộng rãi, có kết cấu mịn

Những người có làn da dễ kích ứng thì nên dùng các loại quần áo làm từ vải cotton

7Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời

Một làn da khỏe mạnh giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và các tác nhân kích thích nói chung. Do đó, bạn cần phải có biện pháp bảo vệ da tốt, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời.

Các biện pháp giúp bảo vệ làn da như:

Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời

Thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da tránh bị tổn thương

8Tránh các thức ăn có khả năng gây dị ứng

Tránh sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao cũng là một biện pháp để bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nổi mề đay, trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ.

Một số thực phẩm có khả năng cao gây dị ứng như:

Tránh các thức ăn có khả năng gây dị ứng

Đậu phộng là một tác nhân có khả năng cao gây dị ứng

9Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến, diễn ra từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng, có thể không có triệu chứng gì nguy hiểm nhưng cũng có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây thì bệnh nhân cần đi khám bác sĩ ngay lập tức:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi xuất hiện tình trạng mề đay, đánh trống ngực, khó thở, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay lập tức

Chẩn đoán

Khi chẩn đoán một trường hợp nổi mề đay, bác sĩ thường dựa vào các sang thương trên da của bệnh nhân là chính, đồng thời kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để có hướng điều trị thích hợp.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Thương tổn cơ bản ở bệnh nhân nổi mề đay

Các bệnh viện uy tín

Nếu gặp phải tình trạng nổi mề đay hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khoa Da liễu của các bệnh viện uy tín trong khu vực. Một số bệnh viện bạn có thể tham khảo sau đây:

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các phương pháp trị nổi mề đay. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!

Nguồn: Medical News Today, Mayo Clinic

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/cach-tri-noi-me-day-nhanh-nhat-a77828.html