Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là phương pháp có lịch sử lâu đời và hiệu quả, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để dự báo diễn biến giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Cùng TOPI tìm hiểu về phân tích kỹ thuật chứng khoán nhé.

1. Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là phương pháp phân tích thường được dùng trong thị trường tài chính và chứng khoán, trong đó nhà phân tích sẽ dựa trên các chỉ số trên biểu đồ hay đồ thị giá và khối lượng giao dịch để dự báo xu hướng giá của cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa nào đó để đưa ra các quyết định giao dịch chính xác.

Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng vào phân tích thị trường chứng khoán, chỉ số, hàng hóa hay bất kỳ mặt hàng nào có thể giao dịch được và chịu sự ảnh hưởng từ áp lực cung cầu.

Phương pháp phân tích kỹ thuật được sáng tạo bởi Charles Dow vào những năm 1800, được nêu trong Lý thuyết Dow. Các nghiên cứu khác như Robert Rhea, William P. Hamilton, Edson Gould và John Magee đã đóng góp và hoàn thiện thêm phương pháp này.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là phán đoán giá dựa trên các dấu hiệu, chỉ báo

Các nhà phân tích theo trường phái này cho rằng những hoạt động giao dịch diễn ra trong quá khứ và sự biến động giá trong hiện tại có thể giúp họ dự đoán về xu hướng giá của chứng khoán hoặc hàng hóa trong tương lai.

Ứng dụng phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ sử dụng biểu đồ và các chỉ số để xem xét các biến động cung và cầu của cổ phiếu sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá và khối lượng giao dịch, từ đó quyết định thời điểm hiện tại nên mua vào, nắm giữ hay bán ra. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ sử dụng để nhận định các tín hiệu giao dịch trong ngắn hạn.

Các công cụ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán gồm có:

- Các mô hình giá (mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm, mô hình tam giác cân)

- Chỉ báo kỹ thuật (xu hướng giá, chỉ báo khối lượng, chỉ báo dao động, đường trung bình động, chuyển động trung bình hội tụ/phân kỳ)

2. Đặc điểm của phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Thay vì tập trung vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của cổ phiếu thì các nhà đầu tư chứng khoán thường áp dụng phân tích kỹ thuật để nghiên cứu xu hướng giá cổ phiếu dựa vào khối lượng giao dịch.

Mục tiêu hướng đến của phân tích kỹ thuật là xác định điểm mua vào và bán ra của cổ phiếu.

Đặc điểm của phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Technical Analysis giúp nhà đầu tư nắm bắt nhanh xu hướng giá chứng khoán

Phân tích kỹ thuật thường chỉ áp dụng để nhận định xu hướng trong thời gian ngắn, nếu muốn nhận định một mã cổ phiếu nào đó có phù hợp để đầu tư dài hạn không thì nhà đầu tư cần áp dụng theo phân tích cơ bản.

Trong đầu tư ngắn hạn, phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ dựa vào các chỉ số kỹ thuật như đường trung bình động, MACD, RSI và hành động giá để dự đoán thị trường.

Trong chứng khaons, để phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ sử dụng biểu đồ, đồ thị diễn biến giá và các thông tin khối lượng giao dịch của cổ phiếu để có thể phân tích các biến động cung cầu.

Phân tích dựa vào dữ liệu quá khứ: Dùng các dữ liệu biến động giá và khối lượng giao dịch của một mã cổ phiếu trong quá khứ, từ đó có cơ sở đưa ra dự báo trong tương lai.

Áp dụng cho nhiều khoảng thời gian: Không chỉ phục vụ cho việc ra quyết định mua bán lướt sóng cổ phiếu, nhà đầu tư có thể dựa vào phân tích kỹ thuật vào đầu tư trung hạn hoặc dài hạn (cần đan xen thên phân tích cơ bản để tăng độ chính xác), dựa vào các nhịp lên xuống của thị trường chứng khoán để mua và thoát hàng, sử dụng các nhịp sóng tăng giảm nhịp nhàng giúp nhà đầu tư có được lợi nhuận dài hạn tốt.

Technical Analysis với các chỉ báo và mô hình: Sử dụng mẫu hình gồm các đường xu hướng, kết hợp sóng Elliott kết hợp với Fibonacci để dự đoán diễn biến và điểm giá đảo chiều. Một số mô hình đảo chiều, tiếp diễn kinh điển có thể kể đến là: Mô hình 2 đỉnh, 2 đáy, cốc tay cầm, tam giác, vai đầu vai, cờ đuôi nheo, hình cái nêm… Việc nhận diện mô hình này sẽ giúp nhà đầu tư áp dụng vào phân tích kỹ thuật hiệu quả cao.

Ở mức độ cao cấp hơn, Technical Analysis có thể đoán được thời gian của giá. Một công cụ phân tích kỹ thuật có thể có tới hơn 300 chỉ báo, tuy nhiên chỉ có một vài chỉ báo phổ biến, thường được nhiều nhà phân tích và đầu tư sử dụng như: MA, MACD, CCI, RSI…

3. Vai trò của phân tích kỹ thuật

Technical Analysis đóng vai trò quan trọng, là công cụ hỗ trợ nhà đầu tư với 3 chức năng chính, đó là báo động, xác thực và dự đoán. Thay vì đặt lệnh giao dịch theo cảm tính, nhà đầu tư có thể phân tích và tìm ra các điểm hợp lý, bất hợp lý từ đó suy đoán được giá cả cũng như thời gian thích hợp thực hiện việc mua/bán. Thời gian luôn là nhân tố vô cùng quan trọng trong giao dịch chứng khoán.

Vai trò của phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật có vai trò như công cụ báo động

Công cụ báo động

Phân tích kỹ thuật là cơ sở cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, thiết lập lên các ngưỡng an toàn mới, hay mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh mức giá cũ. Có thể nói việc Technical Analysis giúp cảnh báo trước những rủi ro sắp xảy ra. Càng nhận ra dấu hiệu thay đổi mức giá sớm thì nhà đầu tư càng có cơ hội đưa ra quyết định giao dịch kịp thời.

Công cụ xác thực

Việc phối kết hợp các phương thức phân tích kỹ thuật khác nhau hoặc với phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá về xu thế của giá cổ phiếu và đưa ra quyết định mua hoặc bán vào thời điểm chính xác.

Công cụ dự đoán

Kết luận có được từ phương pháp phân tích kỹ thuật có thể dự đoán giá của cổ phiếu trong tương lai tương đối chuẩn. Thế nhưng không phải mọi tín hiệu hay mọi mô hình kỹ thuật nào cũng có thể đưa ra kết luận đúng tuyệt đối.

Đôi khi nhà đầu tư có thể nhầm lẫn khi nhìn vào các chỉ số gây ra sai lầm trong nhận định tín hiệu thị trường. Hơn nữa, những nhà đầu tư khác nhau, khi phân tích cùng một đồ thị giá và chỉ số nhưng vẫn có thể cho ra những dự đoán khác nhau.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia phân tích chứng khoán, nhà đầu tư không nên chỉ tập trung vào một phương pháp, cần phải phối kết hợp nhiều trường phái với nhau để nhìn được đầy đủ, bao quát những khía cạnh tiềm năng của chứng khoán, như vậy mới có thể lập ra kế hoạch đầu tư hiệu quả nhất..

4. Ưu và nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật

Ưu điểm

Có thể dự đoán sớm xu hướng giá chứng khoán trong tương lai.

Mang lại kết quả nhanh chóng mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nhà đầu tư mới cũng có thể làm quen và học theo phương pháp này.

Tỷ lệ chính xác cao, giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định được điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời…

Với đa dạng các chỉ báo, nhà đầu tư có thể chọn công cụ phù hợp với phong cách đầu tư và mục tiêu của mình.

Ưu và nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật

Kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để có hiệu quả cao

Mặt hạn chế

Không phải lúc nào cũng cho ra tín hiệu chính xác mà chỉ có tính tương đối. Cần kết hợp nhiều công cụ để đưa ra dự đoán chuẩn hơn.

Hầu hết những nhà đầu tư mới tham gia thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý và quyết định giao dịch vì thế cần có kế hoạch rõ ràng, chiến lược quản lý rủi ro cụ thể để hạn chế các biến động tâm lý gây bất lợi, làm ảnh hưởng đến danh mục đầu tư.

5. Các phương pháp phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Trong nghiên cứu thị trường chứng khoán, có 2 trường phái - 2 phương pháp phân tích lớn nhất là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Cả hai phương pháp này đều được sử dụng phổ biến.

Việc phân tích cơ bản nhằm xác định giá trị nội tại (giá trị thực sự) của một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư, nhà phân tích cần kiểm tra các nhân tố cơ bản có tác động hoặc làm thay đổi giá cổ phiếu dựa trên những thông tin như: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các phân tích về ngành, trạng thái kinh tế vĩ mô và vi mô để ra quyết định đầu tư.

Phân tích kỹ thuật là các hoạt động phân tích thị trường cổ phiếu, hỗ trợ cho các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư chứng khoán sẽ dựa vào các chỉ số kỹ thuật để phân tích các biến động cung/cầu của một cổ phiếu và đưa khuyến nghị nên mua vào, bán ra hay giữ lại.

Quan điểm của những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật cho rằng có những mẫu hình trong quá khứ có xu hướng lặp lại vì vậy có thể áp dụng mẫu hình để dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai.

Trong phân tích kỹ thuật có thể chia theo nhiều cách sau đây:

- Phương pháp Candlestick Charting - phân tích đồ thị nến Nhật

- Phương pháp Elliott Wave Theory - phân tích nguyên lý sóng Elliott

- Phương pháp Reversal and Continues - ứng dụng mô hình đảo chiều và mô hình tiếp tục

- Phương pháp Dow Theory - phân tích lý thuyết Dow

- Phương pháp Trendline Charting - ứng dụng đường xu hướng

- Phương pháp Fibonacci Series - ứng dụng dãy số Fibonacci

- Phương pháp Technical Indicator - ứng dụng các hệ thống chỉ báo phân tích kỹ thuật

- Phương pháp Pivot Point - ứng dụng điểm Pivot

- Phương pháp CANSLIM - đầu tư của ông William O’Neil

- Phương pháp Wyckoff Analysis - phân tích của Wyckoff

Phân tích kỹ thuật là phương pháp thông dụng được các nhà đầu tư chứng khoán tham khảo trước khi thực sự quyết định đầu tư vào một cổ phiếu trong ngắn hoặc dài hạn. Việc áp dụng phân tích kỹ thuật cần phải theo một số nguyên tắc hoặc quy tắc phổ quát, thế nhưng nhà đầu tư cũng nên linh hoạt trong cách tiếp cận.

Các phương pháp phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Nhà đầu tư nên chọn phương pháp phân tích phù hợp

6. Phân biệt phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp kiểm tra, xem xét các yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và triển vọng phát triển của công ty trong tương lai để đo lường giá trị nội tại của chứng khoán.

Các nhà phân tích cơ bản thường nghiên cứu bất cứ điều gì nếu nhận thấy nó có thể ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu, từ các yếu tố vĩ mô như trạng thái của nền kinh tế, điều kiện ngành cho đến các yếu tố vi mô như hiệu quả và đội ngũ quản lý của công ty.

Yếu tố Phân tích kỹ thuật Phân tích cơ bản Mục tiêu Xác định điểm mua / bán cổ phiếu hợp lý, thu lợi nhuận cao Xác định giá trị nội tại, giá trị thực sự của một cổ phiếu Mục đích sử dụng Đầu tư ngắn hạn Đầu tư dài hạn Dữ liệu Giá cổ phiếu qua các thời điểm và khối lượng giao dịch Báo cáobáo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh, các sự kiện, tin tức về ngành và nền kinh tế Phương pháp phân tích Dựa trên các chỉ số hoặc hành động giá Phân tích định lượng: Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính Phân tích định tính: Xem xét các chính sách kinh tế vĩ mô, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và của toàn ngành Thời gian nắm giữ cổ phiếu Phần lớn chỉ giữ cổ phiếu trong vài ngày, phút, hoặc thậm chí chỉ vài giây (ngắn hạn) Thường giữ cổ phiếu trong dài hạn, thậm chí nhiều năm

Cả hai phương pháp đều có thế mạnh và mặt hạn chế riêng, vì vậy không thể xác định được phương pháp nào tốt hơn trong đầu tư chứng khoán. Việc lựa chọn phương pháp phân tích thị trường nào phụ thuộc vào mục tiêu, chiến lược, kiến thức, khả năng của nhà đầu tư.

Cần phải coi phân tích cơ bản là phương pháp nền tảng, và không có xung đột với phân tích kỹ thuật. Cách phân tích kỹ thuật được kết hợp nhằm khắc phục một số nhược điểm của phân tích cơ bản.

Bỏ qua vai trò của yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường và tính không chính xác của thông tin mà nhà đầu tư sử dụng.

Việc sử dụng đồng thời và kết hợp cả hai phương pháp có thể khắc phục nhược điểm của nhau và bổ trợ lẫn nhau. Nhà đầu tư cần kết hợp cả hai phương pháp trên để có thể hình thành một chiến lược đầu tư với các đánh giá đa chiều hơn. Phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch chính xác còn phân tích kỹ thuật giúp nhận định điểm mua/bán hợp lý.

Mỗi nhà đầu tư nên tìm hiểu và sử dụng những chỉ báo và cách phân tích thị trường phù hợp với khẩu vị đầu tư của mình để hình thành phong cách đầu tư riêng. Sẽ mất nhiều thời gian để định hình phong cách đầu tư nhưng trái ngọt gặt được cũng đáng kể. TOPI chúc các bạn thành công.

Link nội dung: https://khangdienreal.vn/phan-ti-a78008.html