Mướp đắng hoặc Momordica charantia, là loại trái cây nhiệt đới, giống bầu, được cho là mang lại nhiều lợi ích. Mướp đắng được sử dụng như loại thực phẩm, loại nước ép được gọi là nước ép karela, hoặc như một loại trà.
Người Việt Nam còn có tên gọi khác cho mướp đắng là khổ qua. Theo đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt giải nhiệt, sáng mắt, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm mát tim, nhuận tràng.
Mướp đắng chứa các hợp chất được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh, chẳng hạn như tiểu đường. Chất chiết xuất từ mướp đắng cũng được phổ biến rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng.
Mướp đắng hoạt động như một chất chống oxy hóa và chứa các đặc tính chống viêm, chống ung thư, chống tiểu đường, kháng khuẩn, chống thừa cân, béo phì và điều hòa miễn dịch.
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy, các hợp chất được tìm thấy trong mướp đắng có thể có tác dụng tương tự như insulin, là hormone chịu trách nhiệm cho phép lượng đường ở trong máu đi vào tế bào của bạn. Vì hoạt động giống insulin này có thể giúp bảo vệ chống lại sự đề kháng insulin và giữ cho lượng đường trong máu của bạn không bị tăng lên, nên người ta cho rằng mướp đắng có thể sẽ giúp chống lại bệnh tiểu đường.
Mướp đắng là loại thực phẩm được cho là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhưng loại quả này cũng sở hữu một số mặt trái mà ít người biết. Dưới đây là một số tác hại của mướp đắng được đăng trên Báo Lao động:
Gây tan máu: Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất là vicine, khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ: Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Cồn cào ruột gan: Ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
Hạ đường huyết đột ngột: Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.
Trên trang thông tin của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec cũng nêu rõ tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn mướp đắng. Theo đó, ăn hoặc uống mướp đắng an toàn với hầu hết mọi người trong tối đa 3 tháng liên tục. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở một lượng nhiều thái quá nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khó chịu ở dạ dày, đau bụng và đầy hơi, và ăn mướp đắng nhiều gây khó tiêu.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi ăn mướp đắng được đăng trên website Bệnh viện Medlatec:
- Tiêu thụ với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Không kết hợp sử dụng khổ qua với tôm, hoặc ăn cùng lúc với sườn heo chiên hay măng cụt.
- Tránh uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống. Không nên ăn khổ qua khi bụng đói.
Link nội dung: https://khangdienreal.vn/tac-hai-cua-kho-qua-a78881.html