Một chút kinh nghiệm về câu chuyện nghề nghiệp gửi đến các bạn khối ngôn ngữ đang ngó nghiêng đến ngành CNTT và một số điều trong công ty IT cần phải biết cùng theo dõi nhé!
1- Công ty IT có 7749 hình thái khác nhau
Nhiều người mặc định công ty IT là phải ngồi viết những phần mềm, những ứng dụng, hoặc web,… Nhưng thực tế không phải. Sản phẩm đến từ các công ty IT rất đa dạng. Ví dụ như đó có thể là một phần mềm mọi người có thể tải về từ app store hoặc đôi khi chính là hệ thống tự thanh toán tại một cửa hàng tiện lợi, nơi mà mọi người tự cầm máy check bar code để tự tính tiền những món rau thịt đã mua.
Nếu chia công ty IT theo hướng cách thức sản xuất thì có thể chia thành 2 hướng lớn.
a)- Công ty Product
Công ty đấy tự sản xuất và tự bán sản phẩm của mình.
Ví dụ như HBLAB VN có 1 công ty con là Kiddihub. Đội ngũ nhân sự của kiddihub tự tạo ra hệ thống kiddihub để kết nối các phụ huynh và các trường mầm non, làm cho việc chọn trường cho các bé trở nên dễ dàng hơn. Tất cả việc lên ý tưởng, phát triển và vận hành kiddihub đều do nhân sự nội bộ thực hiện.
b)- Công ty Outsourcing
Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:
NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm quản lý telesale,… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.
Các công ty sẽ nhận yêu cầu từ một công ty khác và phát triển hệ thống theo yêu cầu đấy. Có thể hiểu như người thợ gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Trong mảng outsourcing có thêm 1 khái niệm nữa là OFFSHORE.
Các công ty Offshore có thể hiểu đơn giản là công ty phát triển hệ thống theo yêu cầu từ những khách hàng nước ngoài.
Ví dụ: HBLAB nơi Kôi đang làm việc chuyên nhận yêu cầu từ các doanh nghiệp của Nhật và làm các ứng dụng, hệ thống theo specs (mô tả) của khách.
Ngoài ra, còn có 1 hình thái thứ 3 nữa được gọi là Sler (System Intergrator) nhưng mình không hiểu rõ nên xin phép không phát ngôn về khái niệm này.
2- Để vào công ty IT không nhất thiết phải biết lập trình
Hôm qua, có em gái gọi đến hỏi: “Anh ơi, em bây giờ có N1 rồi, anh khuyên em nên học tiếng Anh hay học IT?”
Câu hỏi kiểu như này mình được nhận khá nhiều. Và câu trả lời là: “Ủa thế em muốn làm gì mà học 2 cái đó?”
Em ấy trả lời: “Em muốn vào công ty IT nhưng làm gì thì em chưa biết.”
Công ty IT về bản chất thì cũng là một tổ chức được xây dựng trên việc sắp xếp các tài nguyên kinh doanh và con người là một tài nguyên quan trọng.
Trong công ty IT không chỉ có mấy anh kỹ sư suốt ngày ngồi code mà còn cần các chị kế toán tính toán doanh thu, các em nhân sự lo lắng việc sắp xếp nhân sự và bảo đảm đời sống cho các stakeholder (những người gắn bó với tổ chức đấy), hay là cần những người tiếp xúc với khách hàng để lắng nghe pain point của khách là đội sales như Kôi.
Và để làm được những vị trí khác nhau thì cần các kỹ năng khác nhau. Không thể nào yêu cầu kế toán cũng biết viết code PHP.
Qua đây mình cũng xin xấu hổ thừa nhận là mình không viết nổi một dòng code nào hết. Bạn đại học vẫn thắc mắc không hiểu sao Koi tốt nghiệp được CNTT Bách Khoa trong khi cứ nhìn màn hình terminal là Koi ngủ.
3- Career path cho những bạn đi theo khối bunkei trong công ty IT
Như đã nói ở mục 2, không phải bất kỳ vị trí nào cũng cần đến code. Và cũng nói thiệt luôn, không phải chỉ mỗi mấy anh kỹ sư mới kiếm được nhiều… hạnh phúc.
Tuần trước, mình có cơ hội được nói chuyện với HR của 1 trong 4 tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới về chuyện mình có nên rẽ hướng sang làm BrSE hay không, thì chị ý tư vấn là nếu mình muốn keep career path một cách nhẹ nhàng hơn thì vẫn nên dựa vào những thứ đang có - đó là kinh nghiệm về sales, rẽ sang BrSE chưa chắc đã là 1 cách đi đúng đắn nhất là khi mình đã 28 tuổi.
Chốt cho câu chuyện này là mình vẫn không nên đi học code.
Vậy với những người có khả năng ngôn ngữ tốt thì có thể làm được gì?
Điều này cần xác định rõ là công ty mình muốn nhảy vào đi theo hình thái gì? Product hay Offshore (mình đã nói ở mục 1)
Vì công ty Product sẽ có những role non-tech kiểu Product. Offshore có các role non-tech của offshore.
Ví dụ:
Các công ty Product sẽ có role BA (Business Analyst) theo quy chuẩn của IIBA trong khi các công ty Offshore không có role này. (Theo như mình biết một vài công ty offshore cũng có vai trò BA nhưng các BA này không đáp ứng chuẩn IIBA - cơ quan quốc tế về nghiệp vụ BA, không đủ điều kiện để thi các chứng chỉ do IIBA quản lý. Nếu kiến thức này của Koi không chuẩn, mong mọi người bổ sung).
Ngược lại các vai trò như BrSE (kỹ sư cầu nối) hay Comtor (giao tiếp) sẽ có nhiều trong mô hình offshore vì các công ty product thường không cần đến những role này.
Nên ý kiến của mình cho career của các bạn đó là định hướng xem mình muốn làm công việc gì: kế toán, nhân sự, sales, marketing,… rồi tìm công ty phù hợp.
Với mỗi định hướng nghề nghiệp, các bạn nên chuẩn bị các skill set phù hợp. Ví dụ như làm kế toán thì nên học Boki chứ không nên tốn thời gian đi học FE hay code Java làm gì.
4- Giới thiệu công việc Sales IT
Lại một nhầm tưởng nữa về sales IT đó là salesman như mình sẽ trực tiếp đi tìm kiếm khách hàng và “câu kéo” khách hàng mua sản phẩm của cty mình. Có hai khái niệm nên phân biệt rõ là B2C và B2B.
B2C: Business to Customer (sản phẩm hướng tới những người dùng đơn lẻ như các cty sản xuất đồ ăn, dầu gội,…)
B2B: Business to Business (hai công ty làm việc với nhau - ví dụ như công ty A chuyên cung cấp các sản phẩm trang trí nội thất văn phòng cho các doanh nghiệp muốn decor lại không gian office của họ)
IT có thể xem là ngành cung cấp solution (giải pháp) và thông thường sẽ giải quyết các vấn đề mà một doanh nghiệp khác gặp phải. Vì vậy, sales IT không thể là 1 cá nhân đi tìm khách hàng đang ngồi ở đâu đó được mà là hai doanh nghiệp phải làm việc với nhau. Giả sử như Koi có quen một bác giám đốc nào đó và bác rất thích sản phẩm offshore của cty Koi nhưng hội đồng quản trị bên công ty bác không đồng ý thì cũng coi như không.
Nên, với sales IT, công việc được chia thành 3 mảng chính.
Marketing chuyên đi thu thập thông tin của khách hàng (gọi là leads)
Inside Sales chuyên lấy các leads nhận được từ marketing và đặt lịch hẹn các kiểu.
Outside Sales (hay còn gọi là Field Sales) là phần việc sau khi inside sales đã set được apo(アポ) rồi thì sẽ tiến hành approach khách, hearing vấn đề, transfer cho đội tư vấn để đưa ra giải pháp và take care khách với mục đích nhận được 発注書 (đơn đặt hàng) từ khách.
Lưu ý, có nhiều mô hình sales khác nhau.
ví dụ: Theo SaaS (Sales as a Science) thì nghiệp vụ của sales không dừng lại ở thời điểm kết thúc hợp đồng mà còn kéo dài mãi, kể cả khi đã bàn giao sản phẩm cho khách vẫn phải có các hoạt động CSM (Customer Success Management) hay After Follow,…
Ở HBLAB thì hiện tại mình đang làm nội dung công việc gần giống Field Sales. Nghĩa là mình không trực tiếp đi tìm khách mà sẽ đảm nhân việc lắng nghe khách, tìm ra vấn đề, kết nối với bên tư vấn và đề xuất giải pháp để khách hàng có thể giải quyết vấn đề của họ.
Để nói sâu hơn về công việc field sales chắc mình sẽ viết luôn sách cho dồi nên tạm thời mình sẽ nói qua qua. Mình đi lên vị trí này từ việc làm comtor - phiên dịch trong các dự án. Sau đó mình có làm B2B, B2C ở ngành nghề khác trong vài năm. Đến thời điểm quay lại với IT thì mình cũng chập chững học từ những bài học rất đơn giản. Bài học đầu tiên mình được học ở HBLAB đó là vẽ flow chart. Suốt nửa năm sau thì bất cứ lời nói, câu chữ nào của mình khi trao đổi với khách đều được chị mentor chỉ từng li từng tí dù mình đã có kinh nghiệm dạy tiếng Nhật từ sơ cấp đến thượng cấp trong vòng 7 năm.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 1 vài khách mình catch up riêng, nhưng vẫn có nhiều khách mình phải gọi các anh lớn vào ngồi cùng vì không tự tin có thể hearing được cụ thể vấn đề mà họ đang gặp phải.
5- Nên chuẩn bị những gì khi muốn vào làm việc trong công ty IT?
- Công ty phải ở Tokyo
- Nenshu tối thiểu phải…
- Nội dung công việc trong các ngành…
Nên bản thân mình không phải là có đam mê với ngành này và chọn nó từ đầu. May mắn cũng nhận được vài chú offer thuộc 3 4 ngành khác nhau và mình đã chọn HBLAB dù đây có thể không phải là công ty “mua” mình với giá cao nhất - nhưng là nơi mình thấy phù hợp nhất thời điểm đó.
Thời điểm đó, hành trang của mình không có gì khác ngoài cái bằng đại học kỹ sư BK không viết nổi 1 dòng code, N2 lấy từ năm 2015 và tâm hồn vô cùng đẹp.
Nhưng mình may mắn có kinh nghiệm thực tế trong 5 - 6 năm đi làm trước đó.
Trong bài viết giá trị của N1 mình viết trước đây đã nói qua, làm IT hay bất cứ công việc gì trong thời đại này, các kỹ năng dưới đây có thể xem như điều kiện tối thiểu:
- Logical Thinking - suy nghĩ, trình bày logic.
- Tin học văn phòng cơ bản - Ít nhất phải xài được word và ppt, excel thì có thể không sành nhưng phải biết căn chỉnh hàng cột để lừa ng ta mình giỏi excel.
- Xác định làm liên quan đến nước ngoài thì phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ và kiến thức về văn hóa nước đó. Nhiều bạn vất vả có N2 và quyết định tạm dừng việc học vì nghĩ là đủ. Nhưng HR của Amazon nói với mình rằng điều kiện để làm sales ở Amazon là native speaker tiếng Nhật, N1 là điều kiện tối thiểu. Nghĩa là bản thân người đó phải đạt level nói tiếng Nhật như người bản xứ chứ không phải chỉ cần hai bên hiểu nhau được là được.
- Cuối cùng, đó là cái nhìn bao quát về công việc mình sẽ làm. Ví dụ làm sales thì sẽ có career path như thế nào? Mình sẽ ở level junior trong mấy năm, sau mấy năm nữa sẽ phải reach được level senior. Nếu trở thành senior mình cần phải đạt được các yêu cầu gì,…
- Cái này là optional - không bắt buộc. Đó là kiến thức trong quá trình học các chứng chỉ thực tế. Ví dụ như mình có kinh nghiệm đi làm tận 5 năm trước khi chính thức làm sales IT nhưng với những bạn mới ra trường thì lấy đâu ra. Vì thế, các chứng chỉ mang tính thực tiễn như IT passport, boki, BJT,… sẽ có lợi thế rất nhiều khi các bạn làm việc. Vì chúng sẽ cho mọi người nhiều khái niệm chuyên môn mà đến khi đi làm nếu có tiếp xúc cũng sẽ không bỡ ngỡ.
Chứng chỉ không quan trọng.
Kiến thức trong quá trình học chứng chỉ đấy mới quan trọng.
Một bài viết siêu dài, nhưng những điều muốn nói vẫn còn rất nhiều.
Nếu các bạn có nội dung gì muốn giải đáp mà mình có thể trả lời được, cứ comment dưới đây nhé!
Nếu bạn đang quan tâm tới Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí
Tổng đài tư vấn và hỗ trợ khách hàng: 1900 638056
Hotline: 090 224 3822 (24/7)
Chuyên mục : Kinh nghiệm kinh doanh
Xem thêm Làm cộng đồng Lark và những chia sẻ chân thực nhất
Nguồn sưu tầm
NextX là nền tảng phần mềm CRM toàn diện nhất dành cho việc chăm sóc và quản lý khách hàng hiện nay. Với hơn 3.000 khách hàng trên toàn quốc, hệ thống con đa dạng nhất thị trường, hệ thống chức năng All-in-One giúp giải quyết được hầu hết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.
HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
>>Giải pháp chính:
Phần mềm CRM
Phần mềm CRM cho giáo dục đào tạo
Phần mềm CRM cho bất động sản
Phần mềm CRM cho du lịch lữ hành
Phần mềm CRM cho bảo hiểm
Phần mềm CRM cho vận tải logistic
Phần mềm CRM cho dược phẩm
Phần mềm CRM cho ô tô xe máy
Phần mềm CRM quản lý Spa
>>Phòng Marketing:
Phần mềm quản lý khách hàng
>>Phòng kinh doanh:
Phần mềm quản lý kinh doanh
Phần mềm quản lý công việc
Phần mềm định vị nhân viên thị trường
Phần mềm quản lý dự án
>>Phòng nhân sự:
Phần mềm quản lý nhân sự
Phần mềm giám sát nhân viên
Phần mềm quản lý chấm công
Phần mềm quản lý telesale
Phần mềm gọi điện cuộc gọi cho telesale
>>Phòng hỗ trợ khách hàng:
Phần mềm chăm sóc khách hàng
Loyalty App - app chăm sóc khách hàng
Phần mềm tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center
Phần mềm tổng đài ảo Call Center
>>Phòng hệ thống phân phối:
Phần mềm quản lý hệ thống phân phối
HỆ THỐNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ - ĐIỀU HÀNH
Phần mềm DMS
HỆ THỐNG GIẢI PHÁP BÁN HÀNG
Phần mềm quản lý bán hàng