Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên uống sữa tươi hàng ngày để nâng cao sức khỏe thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, sữa tươi nếu không được bảo quản đúng cách thì rất dễ bị hư hỏng, làm mất chất dinh dưỡng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng, gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,... Trong bài viết dưới, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp ngay 5 cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh nhé!
Sữa tươi bảo quản được bao lâu?
Thời gian bảo quản của sữa tươi là bao lâu còn phụ thuộc vào từng loại sữa. Cụ thể:
Sữa tươi thanh trùng
Sữa thanh trùng là loại sữa được làm từ 100% sữa nguyên chất. Quá trình sản xuất sữa từ xử lý trực tiếp ở nhiệt độ 72 - 90 độ C trong 30 giây rồi tiếp tục được làm lạnh nhanh ở 4 độ C. Quy trình này giúp sữa giữ lại được hương vị thơm ngon, thanh khiết và đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng, lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất ở mức cao tối đa.
Thông thường, sữa tươi thanh trùng sẽ được đóng trong túi nilon hoặc chai nhựa. Do đây là sữa nguyên chất nên thời gian sử dụng rất ngắn, chỉ khoảng 5 - 7 ngày. Theo nhà sản xuất, nhiệt độ lý tưởng để bảo quản sữa là từ 2 - 4 độ C. Hơn nữa, sữa nên được sử dụng hết trong 24 giờ đầu tiên.
Sữa tươi tiệt trùng
Trên thực tế, sữa tiệt trùng vẫn được làm từ sữa tươi nhưng đã được gia giảm thêm một số hương vị tự nhiên, cũng như các vitamin và khoáng chất cần thiết. Quy trình sản xuất sữa cũng tương đối khác, bao gồm: Xử lý bằng công nghệ tiệt trùng UHT ở 140 độ C trong 4 - 6 giây và làm lành đột ngột. Đây là phương pháp hiện đại, giúp tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn và nấm men có hại cho sức khỏe con người.
Để giữ được sự tiệt trùng tuyệt đối của sản phẩm, sữa cần được đóng trong bao bì đặc biệt đã được tiệt trùng cẩn thận. Điểm khác biệt của loại sữa này là không cần phải bảo quản lạnh. Thời gian sử dụng cũng lâu hơn, thường kéo dài đến 48 giờ sau khi mở nắp.
Bên cạnh đó, vẫn có một số loại sữa tươi tiệt trùng được làm bằng phương pháp thủ công. Theo đó, các hộ gia đình sẽ vắt sữa từ bò, dê rồi nấu lên để tiệt trùng và đựng trong chai nhựa. Đối với loại sữa này, bạn nên bảo quản lạnh để tránh sữa bị hư hỏng và uống hết trong 24 giờ đầu tiên.
Cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh
Trên thực tế, nếu không có tủ lạnh, việc bảo quản sữa tươi sẽ trở nên khó hơn nhiều. Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh lâu, hiệu quả như sau:
Sử dụng bình đựng sữa
Với những loại sữa đã mở nắp và dùng dở, bạn có thể bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh bằng bình đựng sữa. Cách làm như sau:
- Bước 1: Bạn rửa tay với xà phòng trước khi tiếp xúc với bình đựng sữa.
- Bước 2: Chọn bình đựng sữa bằng vật liệu an toàn để tránh tiếp xúc với không khí bên ngoài và tránh bị biến dạng khi tiếp xúc với nước sôi.
- Bước 3: Rửa sạch bình sữa bằng nước đun sôi và nước rửa chén.
- Bước 4: Sấy khô bình đựng sữa bằng máy rửa chén hoặc để khô tự nhiên và dùng khăn sạch lau lại 1 lần nữa.
- Bước 5: Đổ sữa tươi vào bình cho đến khi gần chạm tới cổ chai.
- Bước 6: Đậy kín nắp bình và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Bạn lưu ý chỉ nên đựng sữa trong bình khoảng 2 tiếng đồng hồ để đảm bảo độ tươi của sữa. Điều này sẽ giúp sữa giữ nguyên được hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có.
Sử dụng đá khô
Sử dụng đá khô để bảo quản sữa là phương pháp đơn giản và hiệu quả được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng. Cụ thể:
- Bước 1: Bạn cho đá khô vào túi nhựa hoặc sử dụng túi giữ nhiệt đá khô.
- Bước 2: Xếp túi đựng đá khô vào hộp nhựa và xếp bình sữa, túi sữa lên trên.
Mặc dù phương pháp này cho hiệu quả rất cao nhưng bạn cần hạn chế áp dụng thường xuyên. Nguyên nhân là bởi băng khô có thể dễ dàng gây hư hỏng các chất bên trong sữa, khiến sữa bị giảm chất lượng.
Sử dụng đá/nước đá
Một trong những cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh hiệu quả nhất là đặt sữa tươi vào một thau đá hoặc nước đá. Nếu không có quá nhiều đá, bạn có thể đổ thêm nước vào để làm mát sữa. Bạn cũng cần lưu ý nên bổ sung thêm đá để không làm hư sữa.
Sử dụng đất sét
Cách thực hiện bao gồm:
- Bước 1: Cho sữa vào chai thủy tinh và đậy nắp kín.
- Bước 2: Bỏ chai đựng sữa vào hộp đất sét.
- Bước 3: Đậy kín nắp hộp đất sét và bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát.
Cần lưu ý gì khi bảo quản sữa tươi?
Trong quá trình thực hiện những cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh, bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:
- Bỏ ngay khi sữa có hiện tượng bị chua, vón cục và có mùi lạ.
- Kiểm tra sữa thường xuyên để đảm bảo sữa không bị hư hỏng.
- Tránh mở nắp bình sữa thường xuyên, gây nhiễm khuẩn, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Mua sữa vừa đủ cho từng lần sử dụng.
- Tránh mua sữa được bảo quản trong hộp giấy, giấy bạc vì vi khuẩn dễ xâm nhập, gây hỏng sữa.
Sữa tươi rất dễ bị oxy hóa và phân hủy. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện những cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh trong thời gian ngắn để đảm bảo được chất lượng và hương vị ban đầu của sữa nhé!
Xem thêm: Trẻ 1 tuổi có uống sữa tươi được không?