Một số người khi đi thăm khám tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM chưa nắm rõ quy trình đăng ký, dẫn đến việc thực hiện các thủ tục khám chữa bệnh tốn thời gian và công sức. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin bổ ích khi đi khám và điều trị tại đây.
Một số nét chính về Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM
Năm 1985, Khoa Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Bình Dân sáp nhập với Bệnh viện Trần Hưng Đạo thành Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Đến 2002, trung tâm chính thức đổi thành Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM theo quyết định của Sở Y tế. Luôn giữ vững sự phát triển, bệnh viện đã trở thành bệnh viện chuyên khoa hạng I, là bệnh viện tuyến cuối về chấn thương chỉnh hình ở miền Nam.
Bệnh viện có các chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình như khoa Cột sống, khoa Chỉnh hình nhi, khoa Chi trên, khoa Chi dưới, khoa Vi phẫu tạo hình, khoa Khớp, khoa Bệnh học cơ xương khớp, khoa Vệ tinh chấn thương chỉnh hình…
Với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị tiên tiến, bệnh viện góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân ở miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP. HCM.
Điện thoại: 028.39235791 - 39235821 - 39237007.
Thời gian khám chữa bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP. HCM
1. Khám trong giờ hành chính
- Thứ 2 - Thứ 6 : 6:00 - 15:45.
- Thứ 7 - Chủ nhật : Bệnh viện làm việc từ 6:30 - 12:00.
2. Khám ngoài giờ
Các bạn có thể đăng ký khám ngoài giờ hẹn trước qua hệ thống tổng đài 028 1080.
- Thứ 2 - thứ 6: Khám từ 16:00 - 18:00.
- Thứ 7: Sáng từ 7:00 - 11:00; chiều từ 14:00 - 17:00.
- Chủ nhật: Sáng từ 8:00 - 11:00 ; chiều từ 14:00 - 17:00.
3. Khám theo yêu cầu
- Thứ 2 - Thứ 6 : Khám từ 7:00 sáng đến 20:00 tối
- Thứ 7 - Chủ Nhật : Khám từ 7:00 đến 12:00
Bệnh viện có phòng cấp cứu làm việc 24/7.
Quy trình khám và chữa bệnh
1. Đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT
Bước 1: Hướng dẫn - tiếp nhận
Đối với bệnh nhân khám bệnh lần đầu tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình:
- Bệnh nhân lại bàn bảo vệ, điền thông tin vào phiếu “đăng ký khám bệnh” và lấy số thứ tự (qua hệ thống rút số tự động).
- Bệnh nhân nộp phiếu “đăng ký khám bệnh” theo số thứ tự vào phòng thu phí. Bạn mua sổ khám bệnh và phiếu khám bệnh tại đây.
- Sau khi hoàn tất thủ tục, điều dưỡng phân số phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám cho bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân tái khám:
- Bệnh nhân lại bàn bảo vệ để lấy số thứ tự (qua hệ thống rút số tự động).
- Bệnh nhân mua phiếu khám bệnh ở phòng thu phí 1. Sau khi hoàn tất thủ tục, điều dưỡng phân số phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám cho bệnh nhân.
Bước 2: Các phòng khám chuyên khoa
- Bạn nộp sổ khám bệnh vào hộc đựng sổ (trước cửa các phòng khám). Sau đó chờ vào khám bệnh theo thứ tự hiển thị trên bảng điện tử.
- Sau khi bác sĩ thăm khám, đối với bệnh nhân không có chỉ định xét nghiệm, X-Quang,… người bệnh được chẩn đoán và nhận toa thuốc.
Bước 3: Thực hiện cận lâm sàng
Khi có chỉ định thực hiện các xét nghiệm, bạn cần đóng tiền tại phòng thu phí 1 hoặc phòng thu phí 2. Sau đó lại phòng chuyên môn để thực hiện các xét nghiệm:
- X-Quang, Siêu âm, CT Scan, MRI: tầng trệt.
- Xét nghiệm: lầu 1 (Khu nội trú).
- Đo loãng xương: lầu 2 (tầng trệt).
- Thay băng, cắt chỉ, làm thủ thuật, tiểu phẫu: tầng trệt, gần phòng cấp cứu (đóng tiền tại phòng thu phí 2).
Sau đó, bạn cần ngồi đợi kết quả X-Quang, xét nghiệm, siêu âm… và quay trở lại phòng khám ban đầu.
Bước 4: Mua thuốc
Bạn mua thuốc ở nhà thuốc số 1, số 3.
Đa số bệnh viện lớn hiện nay chỉ nhận thăm khám giờ hành chính. Người dân cần phải sắp xếp thời gian và công việc để đi khám. Hơn nữa, lượng bệnh nhân đến thăm khám tăng cao có thể gây ra tình trạng xếp hàng chờ đợi tại các bệnh viện. Thậm chí gây quá tải cho các nhân viên y tế tại đây.
Do đó, người bệnh có thể cân nhắc đi khám tại các phòng khám tư, bác sĩ ngoài giờ. Tuy giá dịch vụ có thể cao hơn đôi chút, bù lại việc đi khám có thể thực hiện ngoài giờ hành chính mà không ảnh hưởng đến công việc.
Bên cạnh đó, người dân có thể chủ động đặt khám trước tại các bệnh viện, phòng khám qua ứng dụng YouMed. Đặt khám trước qua YouMed sẽ giúp người dân lấy số thứ tự trước và khám đúng khung giờ đã đặt. Việc đi khám sẽ trở nên nhanh chóng và thoải mái hơn. Tải app YouMed tại đây để đặt khám và trải nghiệm những tiện ích trên ứng dụng, bạn nhé!
2. Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT
Những giấy tờ cần mang theo đi khám BHYT bao gồm: thẻ BHYT + CMND (bản chính), giấy chuyển viện (nếu có).
Bước 1: Hướng dẫn - Tiếp nhận
Đối với bệnh nhân khám bệnh lần đầu:
- Bạn lại bàn bảo vệ và tổ công tác xã hội (ở cổng cấp cứu - cổng số 3) để lấy số thứ tự (qua hệ thống rút số tự động).
- Sau đó, bạn lại quầy tiếp nhận BHYT để mua sổ khám bệnh, và đến phòng 29 để duyệt BHYT, phân phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám.
Đối với bệnh nhân tái khám:
- Bệnh nhân lại bàn bảo vệ tổ công tác xã hội để lấy số thứ tự (qua hệ thống rút số tự động) tại bàn bảo vệ tổ Công tác xã hội.
- Sau đó đến phòng 29 để duyệt BHYT, phân phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám.
Bước 2: Các phòng khám chuyên khoa
Bạn nộp sổ khám bệnh vào hộc đựng sổ (trước cửa các phòng khám) và chờ vào khám bệnh theo thứ tự hiển thị trên bảng điện tử.
Sau khi bác sĩ thăm khám, đối với bệnh nhân không có chỉ định xét nghiệm, X-Quang,… người bệnh vào khám và nhận toa thuốc.
Bước 3: Thực hiện cận lâm sàng
Khi có chỉ định thực hiện các xét nghiệm tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, bạn cần duyệt BHYT tại phòng 29. Sau đó lại phòng chuyên môn để thực hiện các xét nghiệm:
- X-Quang, Siêu âm, CT Scan, MRI: tầng trệt.
- Xét nghiệm: lầu 1 (Khu nội trú).
- Đo loãng xương: lầu 2 (tầng trệt).
- Thay băng, cắt chỉ, làm thủ thuật, tiểu phẫu: tầng trệt, gần phòng cấp cứu (đóng tiền tại phòng thu phí 2).
Sau đó, bạn cần ngồi đợi kết quả X-Quang, xét nghiệm, siêu âm… và quay trở lại phòng khám ban đầu.
Bước 4: Lãnh thuốc BHYT
Bệnh nhân quay lại phòng 29 để duyệt toa thuốc BHYT. Sau đó lại phòng thu phí 2 để đóng tiền phí chênh lệch.
Bệnh nhân lãnh thuốc BHYT tại phòng lãnh thuốc bảo hiểm của khoa Dược nằm ở cổng số 1, đối diện nhà thuốc số 2. Bạn cũng sẽ nhận lại BHYT bản chính tại đây.
3. Khám bệnh theo yêu cầu và theo hẹn
Bạn có thể đặt hẹn trước qua tổng đài 1080, đặt hẹn này là đặt hẹn ngày và giờ khám bệnh. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chưa triển khai dịch vụ hẹn bác sĩ khám bệnh theo yêu cầu.
Qua bài viết trên, YouMed hy vọng bạn đã có thêm những lưu ý cần thiết khi đi khám tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM.