Chợ thường đã nhộn nhịp, khoảnh khắc Tết “xích” lại gần, không gian chợ càng trở nên sống động khi được tô điểm từ các hàng hoa trái, đồ trang trí, hoạt động lễ hội,… Vì vậy, vẽ tranh chủ đề chợ Tết không chỉ giúp lưu giữ lại một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, qua đó còn khơi gợi ở mỗi người cảm giác tươi vui, háo hức như thể Tết đang gần kề. Cùng tham khảo các ý tưởng vẽ tranh chợ Tết đơn giản mà Muaban.net chia sẻ trong bài viết này để có thể tạo nên những bức tranh đặc sắc nhé!
I. Một số ý tưởng vẽ tranh chợ Tết đơn giản mà đẹp
Nói đến việc đưa chợ Tết vào tranh vẽ thì khó có thể thiếu ý tưởng. Bởi mỗi góc nhỏ trong không gian chợ cũng đã đủ để lấp đầy bức tranh cả một lề lối sinh hoạt đặc trưng văn hóa ngày Tết của người Việt. Dưới đây là một số ý tưởng tranh vẽ chợ Tết bạn đọc có thể tham khảo:
1. Vẽ tranh chợ Tết làng quê
Bức tranh chợ Tết nơi làng quê thường tái hiện khung cảnh một phiên chợ đậm tính truyền thống, dù không sầm uất nhưng vẫn bày bán đầy đủ các thứ thiết yếu như: bánh chưng, mâm ngũ quả, câu đối, bao lì xì, heo, gà,… Khi vẽ tranh chợ quê ngày Tết, bạn có thể hướng dẫn bé dùng màu sắc rực rỡ như: đỏ, cam, vàng,… kết hợp với những màu tông lạnh như: nâu, vàng đất, xanh lá,… để làm rõ hơn nét dân dã của vùng quê.
Xem thêm: Top 99+ Ý Tưởng Vẽ Tranh Chủ Đề 20/11 Đẹp Và Đơn Giản Nhất
2. Vẽ tranh chợ hoa Tết
Hoa đua nhau khoe sắc thắm chính là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa xuân về. Vì vậy, không thể nào thiếu được chợ hoa mỗi dịp Tết gần kề với nhiều loại hoa, cây cảnh như: Hoa mai, cúc, lan, tuyết mai, đào, quất,…. Người đi chợ hoa không chỉ mua hoa về để trang trí nhà cửa mà còn là để ngắm hoa, trò chuyện và tận hưởng không gian ngập tràn sắc xuân. Bức tranh phác họa chợ hoa Tết vì vậy thường sẽ bộc lộ sự nhộn nhịp, tươi mới.
3. Vẽ tranh chợ Tết với lễ hội
Các lễ hội mở vào dịp Tết đến thường khá đặc sắc có thể mô phỏng lại không khí Tết truyền thống, tổ chức trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy sạp, bịt mắt đập niêu, thổi cơm mới,… hoặc bày bán đồ mỹ nghệ. Khi vẽ lễ hội tại chợ Tết vào tranh, bé có thể thỏa sức lựa chọn chất liệu, màu sắc,… để phác họa nên hoạt động mà bản thân thích nhất.
Xem thêm: 20+ Ý tưởng vẽ tranh đề tài lễ hội ngày Tết đẹp, dễ vẽ cho các bé
4. Vẽ tranh chợ nổi ngày Tết
Chợ nổi là địa điểm đặc biệt chỉ có ở các tỉnh miền Tây sông nước, với hình thức trao đổi mua bán trực tiếp trên sông qua các phương tiện ghe, thuyền. Dịp tết đến, chợ nổi đầy ghe thuyền hơn thường ngày, vận chuyển thêm hoa đủ sắc, trái cây cho mâm ngũ quả, cây cảnh,… Tranh vẽ chợ nổi không chỉ ghi lại một nét văn hóa đặc biệt, mà còn cho thấy được không khí tưng bừng, nhộn nhịp, tươi vui trong lề lối sinh hoạt của người dân tại miền Tây.
5. Vẽ tranh chợ phiên ngày Tết
Tại một số nơi ở vùng cao, chợ không diễn ra mỗi ngày mà thường họp theo phiên mỗi tuần, tháng/1 lần. Chợ phiên ngày Tết lại chỉ được mở 1 năm/1 lần nên không khí cũng tươi vui, nhộn nhịp hơn, có thể kéo dài từ tờ mờ sáng đến đêm khuya. Không gian quanh chợ phiên Tết thường có cây cối, núi rừng,… Trong chợ thì bày bán đồ dùng, thực phẩm thiết yếu, đặc sản vùng miền,… Vì vậy, tranh vẽ chợ phiên Tết thường trông rất đặc sắc, mới lạ.
6. Vẽ tranh chợ Tết sạp trái cây
Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trong nhà khi có dịp Tết đến xuân sang. Vì vậy, chợ Tết cũng thường bày bán đủ thứ trái cây khác nhau để người mua tùy ý lựa chọn. Chọn vẽ tranh chợ Tết, bạn có thể hướng dẫn bé vẽ các sạp trái cây hoặc hình ảnh người bán bày trái cây trên tấm bạt vải,…
7. Vẽ tranh chợ Tết với đồ trang trí, câu đối đỏ
Chợ Tết thường cũng không thiếu những món đồ trang trí nhà cửa ngày Tết như: đèn lồng, quạt treo, quạt giấy dán, câu đối đỏ, bao lì xì… Các vật dùng này được bày bán trong chợ khiến cho không khí Tết càng trở nên rõ rệt, sinh động hơn. Tranh vẽ chợ Tết với đồ trang trí, câu đối đỏ hay được dùng màu đỏ là chủ yếu - vừa tái hiện màu sắc thực, vừa tăng sự nổi bật cho không gian chợ.
8. Vẽ tranh chợ Tết xưa
Chợ Tết xưa có phần tương tự với chợ Tết làng quê, biểu hiện sự mộc mạc và giản dị. Nhưng khi phác họa chợ Tết xưa vào tranh, để cho thấy được không khí xưa cũ của chợ Tết, bạn có thể hướng dẫn bé dùng những màu sắc tạo nên vẻ cổ điển như: nâu, đen, vàng đất, vàng nhạt, xanh lá mạ, xám,… Các gian hàng trong chợ nên được dựng bằng mái lá, sạp tre,… còn người dân thì khoác lên mình tấm áo bà ba, áo dài, nón lá,…
Xem thêm: 20 ý tưởng vẽ tranh phong cảnh ngày Tết đẹp, ý nghĩa và ấn tượng
9. Vẽ tranh trẻ em đi thăm chợ Tết
Tranh vẽ trẻ em đi thăm chợ Tết cũng là một trong những ý tưởng độc đáo khi vẽ tranh chợ Tết. Bởi vì, sự háo hức trên gương mặt con trẻ trước vô vàn món đồ được bày bán tại chợ Tết càng làm nổi bật không khí sôi nổi của mùa xuân.
II. Ý nghĩa đề tài vẽ tranh chợ Tết
Từ xưa đến nay, chợ Tết không chỉ là nơi dùng để trao đổi, mua bán mà còn là không gian lưu giữ văn hóa Tết của người Việt. Thông qua việc hướng dẫn con trẻ vẽ nên bức tranh chủ đề chợ Tết, không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng như được gợi nhắc về những hình ảnh giá trị gắn liền với chợ Tết như: mâm ngũ quả, câu đối đỏ, hoa xuân,…
Song song đó, vẽ tranh chợ Tết cũng là cách để lưu lại ký ức về những buổi chợ Tết xưa và nay, cho thấy được cái không khí nhộn nhịp, cởi mở, đầy háo hức những ngày Tết gần kề. Đặc biệt, treo tranh chợ Tết trong nhà có thể như ngụ ý cầu mong một năm mới đầm ấm, sung túc, vui vẻ, tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã gợi ý cho bạn một số ý tưởng để hướng dẫn các bé vẽ tranh chợ Tết đơn giản nhưng cũng không kém phần đặc sắc, nổi bật. Hy vọng rằng với những đề xuất của Muaban.net, bạn có thể giúp bé phác họa nên những bức tranh chủ đề chợ Tết đầy ý nghĩa. Bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập website Muaban.net để cập nhật các tin khác như Chia sẻ kinh nghiệm, Phong thủy, Kiến thức xe, Nhà đất,… bạn nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn cũng quan tâm:
- 20+ ý tưởng vẽ tranh đề tài gia đình ngày Tết đơn giản, đẹp mắt
- 20 ý tưởng vẽ tranh gói bánh chưng ngày Tết đẹp, ý nghĩa
- 10 mẫu vẽ tranh múa lân ngày Tết đơn giản, đẹp mắt và ấn tượng