Muốn vai trò của protein trong tế bào được phát huy tối đa, bạn nên bổ sung lượng protein vừa đủ theo nhu cầu hàng ngày. Bổ sung quá ít protein khiến cơ thể không có đủ năng lượng để hoạt động. Ngược lại, bổ sung quá nhiều protein lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy tầm quan trọng của protein trong tế bào là gì? Có những loại thực phẩm giàu protein nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Protein là gì?
Protein hay còn được biết đến là chất đạm, là những đại phân tử. Protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều mạch acid amin thông qua liên kết peptid. Các chuỗi liên kết này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Vì khi liên kết giữa các acid amin bị phá hủy, protein cũng bị thoái hóa theo. Tùy vào mỗi loại protein mà trình tự sắp xếp của các chuỗi acid amin cũng sẽ có sự khác nhau.
Theo thống kê của các nhà khoa học, tính đến nay, có khoảng hơn 20 loại acid amin tự nhiên. Trong đó, có đến 9 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự sản sinh được. Đây chính là lý do vì sao bạn cần bổ sung protein có trong các nguồn thực phẩm bên ngoài.
Vai trò của protein trong tế bào
Trong tổng khối lượng thô của tế bào, protein chiếm đến 50%. Nó có vai trò duy trì, tái tạo cơ thể. Việc thiếu hụt protein có thể gây ra nhiều tình trạng bất thường về sức khỏe như: Suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng, hay ốm đau, trẻ chậm lớn, người gầy ốm,…
Một số vai trò của protein trong tế bào có thể kể đến là:
Protein cấu tạo nên khung tế bào
Protein là thành phần cấu trúc cơ bản để cấu tạo nên khung tế bào. Cơ thể con người được cấu tạo bởi vô số tế bào. Bởi vậy, protein có cả trong chất gian bào, nhân tế bào nhằm duy trì và phát triển mô.
Theo thời gian, tế bào sẽ liên tục phân chia, đổi mới và hình thành nên cơ bắp. Hơn nữa, protein còn là chất xúc tác tham gia vào các phản ứng sinh hóa và trao đổi chất khác nhau trong cơ thể.
Tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng
Phần lớn chất dinh dưỡng được vận chuyển trong cơ thể sẽ được hấp thu bằng cách tiêu hóa thức ăn đến máu. Tiếp đó, chúng được vận chuyển qua các mô và tế bào. Tất cả các quá trình này đều do protein đảm nhận.
Bên cạnh đó, oxy được lấy từ phổi cung cấp cho các tế bào cũng nhờ vào sự vận chuyển của Protein Hemoglobin có trong tế bào hồng cầu.
Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể
Tốt nhất, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng với protein chiếm khoảng 10 - 15% khẩu phần ăn cơ bản. Điều này giúp đảm bảo tế bào được cung cấp đầy đủ năng lượng. Lúc này, cơ thể có thể hoạt động và duy trì sự sống bình thường.
Góp phần cân bằng độ pH
Protein chính là một chất đệm quan trọng, có khả năng cân bằng pH. Từ đó, đảm bảo hệ tuần hoàn vận chuyển ion được dễ dàng hơn. Ngoài cân bằng pH, protein cũng kéo nước từ tế bào và các mạch máu vào các khối cơ, giúp cân bằng và điều hòa nước trong cơ thể. Bạn có thể dễ dàng thấy được điều này khi cơ thể không được cung cấp đủ protein, nước sẽ bị ứ đọng trong các mô và tế bào dẫn đến hiện tượng phù nề.
Protein giúp nâng cao hệ miễn dịch
Các tế bào bạch cầu trong cơ thể đóng vai trò như một lớp bảo vệ, giúp chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là các loại virus. Thành phần tạo nên các tế bào này là protein interferon. Protein được tổng hợp càng nhiều thì khả năng hấp thu chất dinh dưỡng càng tốt. Lúc này, sức khỏe hệ miễn dịch sẽ được nâng cao một cách rõ rệt, con người ít mắc bệnh hơn.
Cơ thể cần bao nhiêu protein?
Theo tính toán, cơ thể cần hoảng 46g protein mỗi ngày. Trong khi đó, nam giới thường có nhu cầu về protein cao hơn, khoảng 56g mỗi ngày. Hàm lượng này sẽ có sự thay đổi linh hoạt dựa trên tuổi tác và mức độ hoạt động thể chất.
Nhắc đến vai trò của protein trong tế bào, nhiều người vẫn cho rằng protein cần thiết cho trẻ nhỏ hay người trẻ tuổi hơn. Tuy nhiên, sự thật là cơ thể người cao tuổi vẫn cần nhiều protein hơn để duy trì sức khỏe, nhất là khi các cơ quan trong cơ thể sẽ thoái hóa dần theo thời gian.
Các loại thực phẩm giàu protein
Một số loại thực phẩm giàu protein lành mạnh có thể kể đến là:
Thịt gia cầm và trứng
Ức gà, thịt gà không da hoặc gà tây cốt lết có chứa hàm lượng chất đạm rất lớn. Được biết, một khẩu phần ăn 3 ounces ức gà cung cấp cho cơ thể khoảng 25g protein. Bên cạnh đó, một quả trứng lớn cung cấp cho cơ thể khoảng 6g protein. Vì thế, việc bổ sung 1 quả trứng vào chế độ ăn hàng ngày đã được nhiều người áp dụng để cung cấp đều đặn nguồn protein tốt mà không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, nếu mắc bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc có nồng độ cholesterol cao, bạn nên hạn chế hấp thu nguồn protein từ thịt gia cầm và trứng.
Hải sản
Hải sản không chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp là omega-3, mà còn giàu protein. Khi cơ thể được cung cấp khoảng 3 ounces thịt cá hồi, bạn sẽ được bổ sung khoảng 17g protein. Đặc biệt, nguồn protein có trong thịt cá còn rất lành mạnh, không ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Do đó, bạn nên ăn hải sản với hàm lượng khoảng 4 ounces mỗi lần, ăn 2 lần mỗi tuần, kết hợp cùng với các thực phẩm khác.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Protein dồi dào trong sữa có vai trò phát triển cơ bắp, hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Hàm lượng protein có trong các loại sữa, như sữa gầy và sữa béo là khác nhau. Trong đó, sữa béo chứa lượng protein cao hơn khoảng 18 - 20g cho mỗi ly sữa uống thông thường.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được vai trò của protein trong tế bào. Hãy bổ sung hàm lượng protein đầy đủ cho mỗi bữa ăn để duy trì sức khỏe toàn diện nhé!
Xem thêm:
- Thiếu đạm nên ăn gì? 16 thực phẩm bổ dưỡng cho người thiếu đạm
- Tính lượng protein cần nạp như thế nào là chuẩn nhất?