Làm thế nào để kết thúc bài thuyết trình một cách đầy ấn tượng?
1. Tóm tắt lại nội dung chính
Chọn 3 đến 4 mục lớn quan trọng cần lưu tâm trong bài nói để làm phần kết thúc trở nên đầy đủ hơn bởi đây là lúc phù hợp để người thuyết trình tổng kết lại toàn bộ phần nội dung muốn truyền tải. Đặc biệt, diễn giả phải làm sao kết nối các ý chính đó ...
2. Cung cấp thông điệp cốt lõi muốn truyền tải
Chìa khóa của phần kết thúc là những thông điệp chính và quan trọng mà người nói mong muốn truyền tải đến tất cả mọi người. Cô đọng những nội dung mà chúng ta muốn người nghe ghi nhớ và thôi thúc họ hành động bằng những câu nói hay câu dẫn khiến người nghe bất ngờ và thú vị. Có thể thực hiện theo các cách sau:
3. Đưa ra lời kêu gọi hành động (Call to action)
Anatole France là nhà văn Pháp đoạt giải Nobel Văn học đã nhận định: “Con người sống nhờ hành động chứ không phải nhờ tư tưởng”. Vì thế, một bài thuyết trình nếu chỉ dừng lại ở những lời nói hoa mỹ mà không tạo ra động lực để người nghe hành động thì chưa phải là một bài nói trọn vẹn. Việc kêu gọi hành động thường được lồng ghép vào lúc kết thúc, khi khán giả đã thật sự hiểu rõ nội dung chủ đề và đang chờ đợi một điều gì đó thôi thúc họ. Công thức thông thường cho phần này sẽ bao gồm: các động từ mạnh và một hành động quan trọng. Nếu người thuyết trình thực hiện điều này cách khéo léo sẽ tạo ra điểm nhấn và thu hút sự tương tác của mọi người. Một bài thuyết trình trọn vẹn phải tạo ra động lực để người nghe hành động.
4. Các câu nói nổi tiếng
Một cách kết thúc bài thuyết trình khác đó là áp dụng những câu nói hay các trích dẫn cụ thể của các vĩ nhân nổi tiếng. Điều này sẽ giúp tăng sức thuyết phục cho phần trình bày hơn. Bill Gates, Jack Ma, Khổng Tử, … là những nhân vật có rất nhiều nhận định...
5. Sử dụng các câu hỏi tu từ
Có thể tạo ấn tượng cho người nghe ở màn kết thúc bằng việc đặt ra các câu hỏi tu từ ngắn gọn giúp kích thích khả năng tư duy và khơi gợi suy nghĩ. Để lại cho khán giả một câu hỏi là cách tuyệt vời để đảm bảo rằng khán giả sẽ tiếp tục suy nghĩ về bài thuyết trình rất lâu sau khi nó kết thúc. Các mẫu câu thông thường sẽ là: Bạn đã từng…., Ai trong chúng ta đã…, Bạn đã bao giờ nhìn thấy, v.v…. Cần đảm bảo rằng câu hỏi có liên quan đến chủ đề của bài thuyết trình. Những câu hỏi này cũng khiến người nghe cảm thấy kết nối với câu chuyện hơn, đồng thời cảm nhận được rõ hơn thông điệp mà người thuyết trình muốn truyền tải.
6. Truyền cảm hứng thông qua những câu chuyện
Câu chuyện ở phần cuối sẽ giúp củng cố lại nội dung chính của bài thuyết trình đồng thời tăng thêm sự cuốn hút và hấp dẫn người nghe. Đó có thể là trải nghiệm của chính người thuyết trình hay của một người nổi tiếng nào đó mà khán giả có thể chưa từng nghe qua câu chuyện của họ nhằm truyền cảm hứng cho người nghe, cổ vũ họ hành động trong tương lai. Tuy nhiên, cần đảm bảo câu chuyện phải có các yếu tố sau:
7. Đề nghị nhiều lựa chọn khác nhau
Thay vì chỉ đứng yên trên sân khấu và nói xong phần trình bày đã được chuẩn bị, diễn giả cũng nên kết hợp linh hoạt việc đưa ra giải pháp bằng hình thức lựa chọn đơn giản trước khi kết thúc. Những lựa chọn ấy sẽ kích thích khán giả suy nghĩ đồng thời nhớ lại những nội dung trình bày trước đó để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn. Điều này sẽ góp phần tổng kết lại ý kiến, quan điểm một lần nữa và để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giản hơn. Sau đó, người thuyết trình sẽ tổng hợp và đưa ra một hướng giải pháp cụ thể nên được áp dụng. Trên thực tế cách này sẽ được dùng trong các cuộc họp hành cần đưa ra đề xuất giải pháp cụ thể.
8. Gửi lời cảm ơn chân thành đến khán giả
Thông thường khi kết thúc phần trình bày thì người thuyết trình nên gửi lời cảm ơn đến mọi người đã chú ý lắng nghe và tương tác trong khoảng thời gian bài nói diễn ra. Đây là phép lịch sự mà tất cả phần trình bày đều cần có. Đồng thời, nó sẽ thể hiện ...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!