Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng, Phú Thọ (Cập nhật 08/2024)
Giới thiệu chung về Đền Hùng
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dò...
Đi du lịch Đền Hùng vào thời gian nào?
Về cơ bản, đầu năm là thời điểm phù hợp để đi lễ đền, chùa ngoài miền Bắc. Thời tiết dịp đầu năm cũng thường mát mẻ, pha chút lạnh nên đi sẽ không quá mệt mỏi. Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm được tổ chức vào ngày 10/3 (Âm lịch), đây là dịp phù hợp để đến Phú Thọ tham quan Đền Hùng. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là lượng khách du lịch đổ về đây trong những ngày Giỗ Tổ vô cùng lớn, nếu ở xa đến Phú Thọ, các bạn cần lưu ý đặt phòng trước thật sớm bởi càng sát ngày thì việc tìm phòng càng khó khăn hơn rất nhiều.
Hướng dẫn đi tới Đền Hùng
Phương tiện cá nhân
Các bạn có thể đi từ Hà Nội theo quốc lộ 32C qua cầu Trung Hà, đến cầu Phong Châu, đi khoảng hơn 20 km là tới Đền Hùng. Ngoài ra cũng có thể đi theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc, qua cầu Hạc Trì đến trung tâm thành phố, di chuyển khoảng gần chục cây số tới ngã ba Đền Hùng, rẽ trái khoảng 3km là đến với Đền Hùng. Hoặc phương án khác có thể đi từ Hà Nội, qua cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tại nút giao Phù Ninh, rẽ phải lên cầu vượt để ra khỏi đường cao tốc, rẽ trái khoảng 2 - 3 km sẽ đến đường rẽ vào Đền Hùng ngay.
Phương tiện công cộng
Đường sắt
Nếu đi Đền Hùng các bạn có 2 lựa chọn. Xuống ga Việt Trì rồi đi bộ ra đường Hùng Vương để bắt xe buýt số 19, tuyến buýt này sẽ đi ngang qua gần Đền Hùng. Xuống ga Tiên Kiên (Lâm Thao) rồi đi xe ôm hoặc taxi vào Đền Hùng (từ đây vào đền Hùng còn khoảng 4km).Từ ga Hà Nội có 2 chuyến tàu có dừng ở ga Việt Trì là tàu YB3 và tàu SP3. Tàu YB3 xuất phát từ Hà Nội lúc 6h10 và đến Việt Trì lúc 8h20. Tàu SP3 xuất phát từ Hà Nội lúc 22h và có mặt ở Việt Trì lúc 23h50. Dừng ở ga Tiên Kiên chỉ có tàu YB3 lúc 8h55.
Đường bộ
Từ Bến xe Mỹ Đình hàng ngày có rất nhiều các tuyến xe đi tới các huyện của Phú Thọ, các bạn có thể thoải mái lựa chọn nhà xe phù hợp với lịch trình của mình. Nếu muốn đi Đền Hùng bằng xe khách, các bạn chỉ cần lựa chọn các nhà xe có lộ trình đi Thị xã Phú Thọ, các xe này sẽ đi ngang qua cửa Đền Hùng.Xem thêm bài viết: Các tuyến xe chất lượng cao đi Phú Thọ (Cập nhật 8/2024)
Đi lại ở Đền Hùng
Khu di tích Đền Hùng có sẵn dịch vụ vận chuyển bằng xe điện từ các bãi xe đến cổng Đền Hùng và các địa điểm khác trong quần thể. Giá dịch vụ khá hợp lý, nếu đi đông người các bạn cũng có thể thuê nguyên chuyến xe để chủ động hơn trong việc di chuyển.
Lưu trú khi du lịch Đền Hùng
Thường thì với Đền Hùng, du khách thường chỉ đi trong ngày rồi về luôn. Trong trường hợp các bạn ở những địa phương tương đối xa với Phú Thọ, hoặc muốn lên Đền Hùng từ tối hôm trước ngủ lại thì các bạn có thể lựa chọn những khách sạn nhà nghỉ tại khu vực Thành phố Việt Trì. Trong thành phố có đầy đủ các loại hình lưu trú cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách.Xem thêm bài viết: Hệ thống cơ sở lưu trú ở Phú Thọ (Cập nhật 8/2024)
Các địa điểm tham quan khi đến Đền Hùng
Cổng đền
Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Đền Hạ
Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.
Nhà bia
Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:“Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Chùa Thiên Quang
Gần Đền Hạ có một ngôi chùa, xưa có tên là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà: tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ...
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)
Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.
Đền Thượng
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân kh...
Lăng Hùng Vương
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (1...
Đền Giếng (Ngọc Tỉnh)
Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền đư...
Đền Tổ mẫu Âu Cơ
Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên.Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm 2003. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò...
Các địa điểm khác ở Việt Trì
Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân
Đền Quốc tổ Lạc Long Quân được xây dựng tại đồi Sim, cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 1 km, nơi có vị trí đắc địa, có thế “sơn chầu thuỷ tụ”. Đồi Sim có hình thế giống một con rùa lớn, hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ, phía trước là hồ Hóc Trai và sông Hồng ch...
Thiên cổ miếu
Nằm trong địa phận của kinh đô Văn Lang xưa, đền Thiên Cổ uy nghiêm ngự trên một quả đồi nhỏ thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là ngôi đền thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, người thầy giáo đầu tiên của dân tộ...
Đền Tam Giang - Chùa Đại Bi
Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Tam Giang, chùa Đại Bi thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngôi đền nằm bên tả ngạn nơi hợp lưu của ba dòng sông: sông Hồng, sông Lô, sông Đà mà xưa nay nhân dân vẫn quen gọi là ngã ba Hạc. Đâ...
Làng cổ Hùng Lô
Hùng Lô xưa là vùng đất trù phú, có lịch sử phát triển lâu đời. Đình Hùng Lô là quần thể di tích có giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật trên vùng Đất Tổ, niên đại khoảng hơn 300 năm. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đình vẫn bảo tồn được nguyên vẹn giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử: Ngôi miếu cổ, tòa Đại đình, Long đình, nhà Tiền tế, lầu chuông, lầu trống, nhà thờ Phật, bệ thờ thần nông, nhà Văn chỉ và nhà Yến lão.
Đình Hùng Lô
Đình Hùng Lô, thuộc làng cổ Hùng Lô, nằm dọc ven sông Lô, cách Đền Hùng chừng 10km về phía Đông. Đình Hùng Lô được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990. Tương truyền, đây là vùng đất thiêng, nơi Vua Hùng từng nghỉ chân trong một lần đi du ng...
Chùa Cát Tường
Đền Tiên Cát và Chùa Cát Tường nằm bên bờ sông Hồng thuộc khu phố Anh Dũng, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì. Đền Tiên thờ Mẫu Thần Long Hồng Đăng Ngạn- Hoàng Hậu nước Xích Quỷ, vợ vua Kinh Dương Vương, mẹ đẻ của Vua Lạc Long Quân. Người đã sát cánh cùng chồng trong buổi đầu dựng nước, trong việc dạy dỗ nhân dân và người đã được vua Kinh Dương Vương phong làm “Vi Cung Chính Khổn” thưởng cho cung Tiên Cát. Khi người mất nơi đây được chuyển thành Tiên Cát lăng được nhân dân trông nom gìn giữ suốt mấy nghìn năm.
Ăn gì khi du lịch Đền Hùng
Bánh tai Phú Thọ
Bánh tai Phú Thọ hôm nay có từ thời xa xưa của làng Phú Thọ. Bánh tai có hình thù giống cái tai, là thứ bánh gạo tẻ, nhân thịt lợn, dễ làm bởi quy trình không mấy phức tạp, dụng cụ không cầu kỳ nhưng không phải ai cũng làm được.Bánh tai Phú Thọ chủ yếu là thứ ăn sáng. Ra chợ phường (như chợ phường Hùng Vương hiện nay) định ăn bánh tai, ta phải tìm đến bà hàng không quán, bánh đựng trong thúng ủ kín. Ngon nhất là ăn tại chỗ, kiểu dân dã. Bánh tai vừa lấy ra còn hơi nóng, lót tay bằng mảnh lá chuối hoặc cầm tay không, từ từ ăn mới thấm hết cái đặc điểm và mùi vị của bánh: cảm giác dẻo mát, giòn, bùi, ngọt, béo, thơm hòa quyện trong từng miếng.
Thịt chua Thanh Sơn
Vùng đất cổ Thanh Sơn (Phú Thọ) được nhắc đến với văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú mà chỉ mới nghe tên các món ăn mà ai nấy cũng đã xốn xang: “Lạ lùng rêu đá, đậm đà thịt chua”. Nhắc tới món thịt chua Thanh Sơn bạn sẽ nghĩ ngay đến mùi vị bùi bùi củ...
Cọ ỏm
Cứ đến cữ tháng 9 cây cọ bắt đầu ra hoa và đến vài ba tháng sau thì cho quả. Quả cọ non thì chưa om được, phải đợi đến khi quả cọ già, da chuyển màu xanh sậm. Quả cọ rửa qua, cho vào nồi lưng lưng nước, đặt lên bếp, đun nhỏ lửa. Cái giống cọ không ưa to lửa, bởi nếu ai nóng ruột đun lửa to cho chóng chỉ có làm hỏng món cọ om mà thôi, bởi khi ấy cọ rất chát, lửa càng to thì cọ càng chát. Vậy nên khi đun nhỏ lửa, vị chát của cọ được “thôi” ra, cho đến khi thấy quả cọ mềm là được. Cọ om ăn bùi, ngậy không kém trám om. Cầu kỳ hơn, cọ om đem kho cá, nêm gia vị ăn cũng rất lạ.
Bánh làng Dòng
Làng Dòng (Xuân Lũng, Lâm Thao) nức danh khắp vùng trung du đất Tổ với nghề làm bánh truyền thống đã tồn tại hàng mấy trăm năm, vẫn đang được người dân nơi đây gìn giữ và phát triển. Các loại bánh của làng Dòng vừa ngon, vừa đảm bảo chất lượng an toàn th...
Bánh sắn
Đây là loại bánh dân dã đã để lại khá nhiều ấn tượng mới lạ, sâu sắc cho du khách thập phương mỗi khi ghé thăm quê hương Phú Thọ. Món ăn không chỉ thơm bùi của vị sắn nếp đặc sản nơi đây mà còn béo ngậy quyến rũ lòng người.Để làm ra những chiếc bánh ngon...
Đặc sản Phú Thọ mua về làm quà
Tương Dục Mỹ
Mùi thơm hấp dẫn, vị đậm ngọt, béo ngậy và màu vàng sánh của tương Dục Mỹ khiến cho những ai từng thưởng thức sẽ không quên được hương vị tương quê đặc biệt nơi đâyNhững nguyên liệu để tạo nên tương Dục Mỹ là gạo nếp, đậu tương, muối và nước. Tuy quy trình làm tương nơi đây không có gì khác so với quy trình làm tương truyền thống: phơi mốc, ủ mốc, lên men…nhưng có lẽ chính do nguồn nước ngọt được lấy từ độ sâu hàng trăm mét dưới lớp đá ong dày đã tạo nên mùi vị đặc biệt cho loại tương này.
Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng là giống bưởi đặc sản nổi tiếng tại Phú Thọ và khắp miền Bắc. Loại trái cây đặc biệt này được trồng tại vùng đất Đoan Hùng, xưa còn gọi là “bưởi Phủ Đoan”, là loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt, nặng chưa đầy 1 kg, khi quả chín mà...
Hồng Gia Thanh
Hồng Gia Thanh có nguồn gốc ở Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, được dân di thực về trồng tại các vườn hộ gia đình thuộc xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh ít nhất từ 50 - 70 năm trở lại đây, có những cây đã gần 70 tuổi. Hiện trên địa bàn huyện Phù Ninh đang có khoảng 50ha diện tích trồng Hồng mang lại thu nhập cho người dân.Đặc điểm của Hồng Gia Thanh là quả không có hạt, hình thoi cao thành chứ không tròn, tai vểnh lên, khi chín quả có màu vàng nhạt, ăn vị giòn, ngọt. hồng ngâm còn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, là một món quà hấp dẫn cho những người con xa quê và du khách thập phương ghé thăm Phú Thọ được thưởng thức đặc sản vùng Đất Tổ.
Chè Phú Thọ
Mỗi vùng đất với điều kiện thổ nhưỡng khác nhau nên đã đem lại cho sản phẩm chè Phú Thọ nhiều hương vị đặc trưng riêng. Đến nay, sản phẩm chè của Phú Thọ đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và được đông đảo người tiêu dùng trong nước biết tới.
Một số lưu ý khi du lịch Đền Hùng
Lịch trình du lịch Đền Hùng
Hà Nội - Đền Hùng 1 ngày
Đây là lịch trình khám phá Phú Thọ trong vòng 1 ngày, phù hợp với các bạn xuất phát từ Hà NộiSáng xuất phát sớm từ Hà Nội, điểm đến đầu tiên là đền Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lương, Hạ Hòa. Đây tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ hóa tiên bay về trời. Khoảng 5h00 đi t...
Các tuyến khám phá Đền Hùng
Lộ trình thứ nhất: Bắt đầu thắp hương đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân → đền thờ Tổ Mẫu Âu cơ → Đền thờ các Vua Hùng “đi từ cổng lên đền → đền Hạ → chùa Thiên Quang → đền Trung → đền Thượng → xuống giếng Cổ → xuống đền Giếng” → các điểm tham quan khác → kế...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!