Ofer Phạm Diên (tác giả bài viết), nick OF: Saigonvw, sinh năm 1964, hiện sinh sống và làm việc tại TP. HCM. Anh thành viên kỳ cựu của Otofun và các diễn đàn xe tại Việt Nam, cũng là người đam mê xe cổ từng sở hữu nhiều mẫu xe hơi, mô tô nổi tiếng như Volkswagen Beetle, Karmann Ghia, Mercedes 280SL, Triumph TR4, MGA, MGB, Austin Mini, Land Rover Station Wagon, Oldsmobile Cutlass Supreme, Cadillac Eldorado, Citroen DS21, Renault 2CV, Renault Floride.
Ofer Phạm Diên bên chiếc Honda S90.Honda Sport 65, còn gọi là S65 (S = Sport), là mẫu xe máy dành cho đàn ông, được sản xuất từ năm 1965 đến năm 1969. Xe có dung tích buồng đốt 62 cc, đánh lửa bằng má vít, nguồn cung trực tiếp từ máy phát điện. Cơ cấu điều khiển trục cam đóng, mở xu-pap bằng sên cam (trước đó dùng đũa cam). Bộ côn nhiều đĩa bố, ngâm trong nhớt, điều khiển bằng dây cáp (côn tay). Khung bằng thép dập dạng loại xương sống (bản thân khối động cơ cũng là phần chịu lực chính). Nhún trước kiểu giò gà (cánh tay đòn). Nhún sau kiểu lò xo cuộn. Bộ phận nạp, xả nhiên liệu (nắp quy-lát - cylinder head) đúc bằng nhôm. Ống xả đặt trên cao (pô treo).
Honda S65, không phổ biến bằng S90, được sản xuất từ năm 1965 đến năm 1969.Honda S65 không phổ biến bằng loại S90 ra đời sau đó. S90 cải tiến nên mạnh hơn, phuộc trước dạng ống lồng, khung xe bằng thép dập, dạng chữ T, đánh lửa bằng má vít, nguồn cung từ bình ắc-quy, máy phát điện kín, ngâm trong nhớt.
Sau thành công của S65 và S90, nhu cầu thực tế đòi hỏi một dòng xe mạnh nhưng phải nhỏ gọn, thích hợp trong đô thị và tiết kiệm. Điều này thúc đẩy Honda SS50 ra đời.
Ban đầu, Honda SS50 được sản xuất chủ yếu dành cho thị trường châu Âu. Vì đăng ký là xe gắn máy, để tuân thủ các yêu cầu pháp lý ở Vương quốc Anh và một số nước châu Âu khác, SS50 được trang bị một cặp bàn đạp giống như xe đạp. Tay quay của bàn đạp đặc biệt cho phép cả hai bàn đạp được quay về phía trước, do đó bàn đạp sẽ tạo thành chỗ để chân kiểu xe máy khi sử dụng động cơ.
Honda SS50 đời đầu được sản xuất với bình xăng mạ cờ-rôm.Cuối những năm 1960, những chiếc SS50 đời đầu được sản xuất với bình xăng mạ cờ-rôm và khung sơn màu xám. Sau đó, nhà sản xuất thay bằng bình xăng dài hơn, mỏng hơn, dung tích 7L, màu đỏ, xanh lam hoặc vàng, khung vẫn màu xám và tấm chắn bùn mạ cờ-rôm. Ống xả cao cấp mạ cờ-rôm và tấm chắn nhiệt. Gương chiếu hậu tiêu chuẩn. Hộp số 4 cấp, các nút điều khiển và công tắc trên tay lái được làm từ nhôm đúc, tương tự các mẫu xe máy phân khúc cao của Honda thời đó.
Để gia tăng sức cạnh tranh, tại thị trường Anh và châu Âu, SS50 được trang bị thêm hộp số 5 tốc độ, máy mạnh hơn. Khung của các mẫu xe 5 tốc độ sau này có màu đen khác với màu xám của mẫu xe 4 tốc độ. Các phiên bản 5 tốc độ đời cuối có phanh đĩa phía trước thay vì hai phanh tang trống như trước đó..
Năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam, kéo theo đó là đội quân viện trợ quân sự, dân sự. Sự phồn hoa giả tạo bắt đầu xuất hiện, nhưng cũng khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân thể hiện rõ ràng hơn, trong đó có nhu cầu về xe máy. Hãng Honda nhanh chóng nhìn thấy Việt Nam là thị trường mới nổi, họ cải tiến mẫu SS50 bằng cách bỏ bộ phận bàn đạp, giảm giá, biến nó thực sự thành chiếc xe gắn máy đô thị giá rẻ - Cub (viết tắt của Cheap Urban Bike ), trong đó có cả loại dành cho đàn ông và có loại dành cho phụ nữ.
Xe Cub sản xuất năm 1970 tại Việt Nam.Xe SS50 xuất khẩu qua Việt Nam được người dân phân biệt theo năm sản xuất, gọi một cách dân dã theo công thức Honda + năm sản xuất (với xe dành cho nam), như Honda 66 - 67 - 68 - 72. Các mẫu xe này khác nhau về ngoại hình, dễ phân biệt. Với các đời Honda 69 - 70 - 71 vì ngoại hình giống như Honda 67 nên gọi chung là Honda 67, khó phân biệt được sự khác nhau ở các chi tiết.
Đối với xe dành cho phụ nữ, tên xe theo công thức Dame + chữ cái đầu của số khung như YA, YH, Ỵ, YK. Trong đó, YK là đời cuối cùng, nhập về trước năm 1975. Các mẫu xe cho nữ phân biệt với xe dành cho nam chủ yếu dựa vào ngoại hình và số máy.
Honda 72 và Dame YK là đời cuối nhập về Việt Nam trước giải phóng. Sau năm 1977, có nhiều xe các đời sau, nhập theo diện second hand nhưng tôi không quá để ý nữa.